Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-04-09 19:02:57    
Tạo dựng một tương lai sáng lạn cho ngành trang phục đay TQ

cri
Ích Hâm Thái là "Nhãn hiệu hàng dệt đay nổi tiếng nhất " trong ngành dệt may Trung Quốc . Người sáng lập nhãn hiệu này là ông Hồ Tư Sinh—chủ tịch hội đồng quản trị Công ty hữu hạn thực nghiệp trang phục đay Ích Hâm Thái Trung Quốc . Vì ông đã làm thay đổi số phận sắp phá sản của doanh nghiệp này , đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào hàng nghũ 10 nhãn hiệu trang phục nổi tiếng nhất Trung Quốc , ông Hồ Tư Sinh là một nhân vật thần kỳ trong ngành dệt may Trung Quốc . Trong Tuần thời trang quốc tế mùa xuân tổ chức tại Bắc Kinh , phóng viên đài chúng tôi đã phỏng vấn ông Hồ Tư Sinh .

Ông Hồ Tư Sinh là người Hồ Nam chính cống , từ trước đến nay làm việc trong ngành dệt đay của tỉnh Hồ Nam . Tỉnh Hồ Nam nằm ở miền trung Trung Quốc , lượng mưa dồi dào , sông ngòi và hồ ao chi chít , rất thích hợp với sự sinh trưởng của cây gai nguyên vật liệu sợi đay . Sản lượng cây gai chiếm 90 % sản lương cả nước . Với những điều kiện thuận tiện như vậy , tỉnh Hồ Nam đã xuất hiện hàng trăng hàng nghìn nhà máy dệt đay quốc doanh .

Thế nhưng , trong khi Trung Quốc thiết lập và không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường , nhiều doanh nghiệp nhà nước đã gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình cải tổ , sản phẩm của họ bị sản phẩm mới của các doanh nghiệp dân doanh và sản phẩm nước ngoài thay thế , dần dần mất vị trí trên thị trường . Ông Sinh , trở thành người phục trách của doanh nghiệp nhà nước Ích Hâm Thái chính là trong tình hình như vậy . Năm đó là năm 1996 . Ông Sinh hồi tưởng lại rằng :

" Hồi đó , doanh nghiệp có 6000 công nhân viên chức , nhưng chỉ có một nửa còn làm việc . Doanh nghiệp bị thua lỗ nghiêm trọng , lâm vào tình trạng sắp phải đóng cửa . Suy xét đến tình hình như vậy , chính quyền tỉnh Hồ Nam nghiên cứu đồng ý Nhà máy dệt đay phá sản , thành lập Công ty Ích Hâm Thái . Tôi trở thành người phục trách của công ty trong bối cảnh này . "

Sau khi nhậm chức , ông Sinh trước hết tiến hành hàng loạt công việc điều chỉnh nội bộ , sau đó , chuyển trọng tâm công tác sang khai tác sản phẩm mới và cải tạo kỹ thuật . Từ năm 1998 đến nay , hàng năm công ty đều đầu tư 30 triệu đồng nhân dân tệ vào việc khai thác sản phẩm và cải tạo kỹ thuật , mời nhà thiết kế trang phục người Pháp với lương cao đến phát triển sản phẩm của công ty .

Qua mấy năm phát triển , công ty Ích Hâm Thái đã hình thành hệ thống sản xuất và kinh doanh hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu , quay sợi , dệt vải , in nhuộm cho đến đo may , sản phẩm của công ty nhanh chóng tìm được kênh tiêu thụ . Trong khi nhiều nhà máy dệt đay khác bị loại khỏi thị trường , công ty Ích Hâm Thái lại làm sống động tài sản nhà nước , giữ và tăng giá trị cho đồng vốn nhà nước . Ông Sinh nói :

" Sau năm 1998 , hơn 50% sản phẩm dệt đay mới cấp nhà nước đều là sản phẩm của công ty Ích Hâm Thái . Từ năm 1996 đến nay , tài sản nhà nước của công ty tăng gấp 6 lần ."

Hiện nay , doanh thu hàng năm của công ty Ích Hâm Thái vượt qua 300 triệu đồng nhân dân tệ , sản phẩm đi vào thị trường hơn 20 nước và khu vực như Anh , Hàn Quốc , Mỹ v v .... Trang phục nam giới chất liệu đay là sản phẩm thành công nhất của công ty .

Trong thời gian cải cách doanh nghiệp , ông Sinh không có ngày nghỉ nào cả , ngày nào cũng làm việc trong văn phòng . Hiện nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã đi vào nền nếp , ông Sinh đã có thời gian nghỉ ngơi . Trong thời gian nhàn rỗi , ông Sinh thích đi dạo phố , sở thích của ông chắc khác với nam giới bình thường . Ông Sinh nói :

"Sở thích của những người làm nghề dệt may như chúng tôi là dạo chơi các cửa hàng , nghiên cứu trang phục . Tôi thích nhất là nghiên cứu kỹ thuật trang phục . Hiện nay , tôi còn dạy học tại một trường đại học , và hướng dẫn học cho nghiên cứu sinh trên một số môn học . Bản thân tôi rất có hứng thú làm học thuật ."

Ông Sinh nói : qua những năm bươn chải trong giới ngành dệt may , cảm xúc lớn nhất là tuy Trung Quốc hiện nay có nhiều doanh nghiệp dệt may , nhưng phần lớn đều đang sản xuất với trình độ thấp , hàm lượng kỹ thuật cuả sản phẩm không cao , chỉ có ưu thế về số lượng . Dưới tình hình này , các doanh nghiệp Trung Quốc rất khó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế . Hưởng ứng đề xướng của ông , công ty Ích Hâm Thái từ lâu đã thiết lập Giải thưởng cao nhất trang phục Trung Quốc , mong rằng nhờ đó để nâng cao trình độ chung của ngành trang phục Trung Quốc . Ông Hồ Tư Sinh nói :

" Cổ chai ngày dệt may hiện nay có hai , thứ nhất là thiếu chất liệu vải cao cấp , thứ hai là trình độ chung của các nhà thiết kế trang phục Trung Quốc cần phải được nâng cao hơn nữa . Nếu giải quyết được hai vấn đề này , chặng đường đi tới một nước lớn về trang phục của Trung Quốc sẽ không xa nữa . Tôn chỉ thiết lập Giải thưởng trang phục Trung Quốc cũng ở chỗ này . Vì Trung Quốc thiếu nhất là nhà thiết kế trang phục , muốn để một nhà thiết kế trang phục trưởng thành cần phải có hai điều kiện , một là cho họ ra nước ngoài học tập , hai là mời nhà thiết kế nước ngoài đến truyền đạt kinh nghiệm , vì vậy chúng tôi huy động 5 triệu đồng nhân dân tệ thiết lập Giải thưởng , chính là nhằm tạo cho nhà thiết kế trang phục ưu tú của Trung Quốc một cơ hội ra nước ngoài học tập . Cho đến nay , chúng tôi đã tài trợ hơn 20 nhà thiết kế ."