Mỹ khôn lường trước tình hình này. Mới đây, Tổng thống Mỹ Bu-xơ và Thủ tướng Anh B le đều thừa nhận, tình hình I-rắc gắt gao, quân Mỹ và Anh tại I-rắc đã rơi vào "cảnh khốn quẫn". Tổng thống Bu-xơ nói, Mỹ phải xây dựng nền dân chủ I-rắc bằng vũ lực. Nhà đương cục chiếm đóng quân Mỹ đã ra lệnh bắt Ông Mô-ta-đa Xát, đòi Ông đầu thú và tuyên bố "quân Mê-hơ-đi" là vũ trang trái phép. Song Ông Mô-ta-đa Xát cũng không yếu đuối, Ông đòi quân Mỹ và Liên quan phải rút khỏi các thành phố I-rắc và thả những người I-rắc bị bắt, bằng không sẽ tiếp tục hành động phản kháng vũ trang.
Các nhà sĩ phân tích nêu rõ, xét đến việc Chính phủ Bu-xơ bỏ quá nhiều tiền vào chính sách đối với I-rắc, trước khi cuộc bầu cử của Mỹ, dù cảnh ngộ quân Mỹ tại I-rắc có khó khăn đi mấy, thì Tổng thống Bu-xơ cũng không dám nhẹ lời tuyên bố rút quân. Còn vấn đề tăng quân, do số thương vong của quân Mỹ tại I-rắc ngày một tăng lên, tăng thêm quân không phải là điều dễ ràng. Hơn nữa, Tổng thống Bu-xơ cũng không dễ dàng đẩy lùi kỳ hạn chuyển giao quyền lực, vì làm như vậy Mỹ sẽ không sao kiểm soát và làm chủ được tình hình I-rắc, hơn nữa cũng không có lợi cho Tổng thống Bui-xơ. Mỹ thà chuyển giao quyền lực một cách tượng trưng, cũng không chịu thay đổi kỳ hạn chuyển giao quyền lực. Trên vấn đề kiểm soát tình hình I-rắc hiện nay, sự lựa chọn của Mỹ cũng là rất có hạn. Nếu thẳng tay đàn áp quy mô phái Si-ơ, thì tất sẽ dẫn tới sự phản kháng mạnh mẽ hơn, và tình hình có thể diễn biến tới khi không sao kiểm soát nổi; song nếu buông thả cho Mô-ta-đa Xát làm theo ý mình, một khi thế lực của Ông trở nên lớn mạnh, thì sẽ là mối đe dọa càng lớn hơn đối với Mỹ. Điều Mỹ lo lắng nhất là phái Si-ơ và phái Xun-nít liên kết với nhau. Mỹ đang tim kiếm sách lược vừa xoa dịu phái Si-ơ, khiến phái này nghe theo lời Mỹ, lại có thể thẳng tay đàn áp hành động phản kháng của phái Xun-nít. Liệu Mỹ có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng này hay không, mọi người hãy tha thiết chờ xem. 1 2
|