Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-04-07 20:22:12    
Khuất Nguyên : nhà thơ vĩ đại thời cổ Trung Quốc

cri
Khuất Nguyên là nhà thơ , nhà chính trị nước Sở thời chiến quốc , là người sáng lập Sở Từ và tác giả tiêu biểu của loại hình nghệ thuật này . Thế kỷ 20 , Khuất Nguyên được bình chọn là danh nhân văn hóa thế giới và được cả thế giới tôn sùng .

Khuất Nguyên là nhà chính trị quan trọng của nước Sở , ông trải qua một cuộc đời đấu tranh chính trị quyết liệt và phức tạp . Khuất Nguyên từng đảm nhiệm chức vị quan trọng , được vua Hoài Vương tin cậy , nhưng bị thế lực qúy tộc cũ gièm pha và ám hại , cho nên vua Hoài Vương ngày càng xa lánh ông . Khuất Nguyên kiên trì đấu tranh với bọn qúy tộc , nhưng ngày càng bị cô lập .

Tại sao Khuyất Nguyên bị bọn qúy tộc gièm pha ? Đó là vì Khuất Nguyên mong muốn thi thành "mỹ chính "tại nước Sở . "Mỹ chính "tức là nền chính trị vua thánh tướng hiền . Vì vậy , cần phải tiến hành cải cách chính trị . Nội dung cải cách là thi thành pháp trị và coi trọng nhân tài . Cải cách như vậy chắc chắn tác động tới đặc quyền thế tập của bọn qúy tộc , làm cho họ không thể tung hoành ngang ngược , thích sao làm vậy như trước , vì vậy , chúng coi Khuất Nguyên là cái gai trước mắt .

Khuất Nguyên thấy Tổ quốc sắp bị diệt vong , nỗi oan hận của cá nhân mình cũng ngày càng chồng chất trong lòng , cuối cùng ông nhảy xuống sông Mịch La tự tử.

Khuất Nguyên tự tử vì Tổ quốc , nhân dân nước Sở vô cùng thương tiếc . Tương truyền , Khuyất Nguyên từ tử vào mùng 5 tháng 5 âm lịch , hôm đó , nhân dân địa phương biết tin , ngay lập tức đua nhau lái thuyền đi cứu ông , nhưng không kịp .Về sau hành động này dần dần diễn biến thành phong tục đua tuyền rồng tết Đoan ngọ .

Để Khuất Nguyên khỏi bị đói khát , cứ đến mồng 5 tháng 5 , người dân xung quanh sông Mịch La đều gói bánh trưng và ném xuống sông , việc này dần dần cũng biến thành phong tục phổ biến trong nước . Cứ đến tết Đoan Ngọ , nhà nào nhà ấy gói và ăn bánh trưng . Phong tục này cho thấy , nhân dân Trung Quốc có tình cảm nồng thắm đối với nhà thơ Khuất Nguyên đến chừng nào .

Khuất Nguyên để lại khoảng 25 tác phẩm , trong đó , Ly tao là thiên sử thi vĩ đại kết tinh bằng lý tưởng , sự từng trải , nỗi đau , nhiệt tình và cả sinh mạng của ông , tiêu biểu cho toàn bộ tác phẩm của ông .

Về thể chế , phần lớn thơ ca trước Khuất Nguyên , dù là Kinh Thi hay dân ca miền nam đều rất ngắn , nhưng Khuất Nguyên đã phát triển thành những thiên thi ca dài hơi . Riêng Ly Tao đã dài hơn 2400 chữ . Về thủ pháp biểu hiện , Khuất Nguyên đã kết hợp hài hoà phú , tỷ , hưng , và sử dụng khá nhiều thủ pháp tỷ và hưng , thể hiện một cách sống động và hình tượng phẩm chất , ý thức trừu tượng và mối quan hệ hiện thực phức tạp .

Về hình thức ngôn ngữ , tác phẩm của Khuất Nguyên đã phá bỏ cơ cấu lấy 4 chữ làm chủ đạo của Kinh thi , mỗi câu thơ có thể là 5 chữ , 6 chữ , 7 chữ hoặc 8 , 9 chữ , cũng có câu 3 chữ và 10 chữ , cú pháp linh hoạt đa biến , cuối câu và giữa câu thường dùng những hư từ như : hề chi , vu , hồ , phu để điều hoà âm tiết , tạo ra âm điệu lên bổng xuống trầm , ngân vang ca thán . Nói tóm lại , tác phẩm của Khuất Nguyên từ nội dung đến hình thức đều giầu tính sáng tạo .

Tác phẩm của Khuất Nguyên có ảnh hưởng sâu xa và lớn hơn sau khi người nước Sở thiết lập nhà Hán và đóng đô tại Quan Trung . Sở Từ không ngừng được lưu truyền và phát triển , dần dần Sở hóa nền văn học miền bắc . Thơ 5 chữ và 7 chữ phát triển sau đó đều liên quan tới Sở Từ . Nhà văn viết phú của nhà Hán hầu như đều bị ảnh hưởng của Sở Từ .