Theo tin đài chúng tôi , cuộc đàm phán về thành lập chính phủ liên hợp giữa nhà lãnh đạo của chính quyền dân tộc Pa-le-xtin với các tổ chức cấp tiến như phong trào Ha-mát , tổ chức Di-hát I-xlam v.v đã thu được tiến triển . Ngày 6 , một quan chức của chính quyền dân tộc Pa-le-xtin tham gia cuộc đàm phán này nói , phong trào Ha-mát đã đồng ý trên nguyên tắc tham gia chính phủ tự trị Pa-le-xtin với tư cách là đối tác chính trị , đồng thời bày tỏ hoan nghênh chủ tịch chính quyền dân tộc Pa-le-xtin A-ra-phát mời họ tham gia chính phủ liên hợp . Các nhà phân tích cho rằng , trong tình hình này , việc chính quyền dân tộc Pa-le-xtin " kết duyên chính trị " với phong trào Ha-mát là sự lựa chọn hiện thực đối với cả hai bên .
Phong trào Ha-mát thành lập vào năm 1987 , thuộc phái cấp tiến I-xlam . Trong cuộc đấu tranh chống I-xra-en , phong trào Ha-mát và chính quyền dân tộc Pa-le-xtin đều tồn tại khoảng cách khá lớn cả về mục tiêu đấu tranh lẫn thủ đoạn đấu tranh .
Hiện nay , thái độ của phong trào Ha-mát đã có sự thay đổi , điều này liên quan trực tiếp tới việc quân I-xra-en ám sát ông Ya-sin -- thủ lĩnh tinh thần của họ cách đây hơn nửa tháng . Việc ông Ya-sin bị ám sát là một đòn phủ nặng vào phong trào Ha-mát và các tổ chức cấp tiến khác . Sau đó , I-xra-en lại rêu rao sẽ thanh trừng các nhà lãnh đạo khác của phong trào Ha-mát . Điều này khiến phong trào Ha-mát phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh tồn nghiêm trọng nhất kể từ ngày thành lập đến nay . Trong tình hình này , phong trào Ha-mát đành phải điều chỉnh chiến lược , tránh trở thành mục tiêu tấn công của quân I-xra-en . Không còn nghi ngờ gì nữa ,việc tham gia chính phủ liên hợp là phương thức tự bảo vệ tốt nhất và tiện lợi nhất .
Đối với chính quyền dân tộc Pa-le-xtin mà nói , để cho phong trào Ha-mát tham gia chính phủ liên hợp cũng là sự mong đợi từ lâu của họ .
Trước hết , trong hơn 3 năm kể từ khi xẩy ra cuộc xung đột Pa-le-xtin và I-xra-en đến nay , phong trào Ha-mát không ngừng phát triển và lớn mạnh , chính quyền dân tộc Pa-le-xtin đã mất dần khả năng kiểm soát họ . Nhưng thủ đoạn đấu tranh cực đoan của phong trào Ha-mát lại phương hại tới lợi ích dân tộc của Pa-le-xtin với mức khá lớn . Nếu lần này ông A-ra-phát và phong trào Ha-mát liên hợp thành công , thì có nghĩa là phong trào Ha-mát sẽ nằm trong diện cai quản của chính quyền dân tộc Pa-le-xtin .
Hai là : gần đây , trật tự xã hội ở dải Ga-da và các thành phố trên bờ tây sông Gioóc-đan đã trở nên rối ren , một cố vấn cấp cao của ông A-ra-phát đã bị ám sát tại Ga-da cách đây không lâu , lực lượng cảnh sát Pa-le-xtin nhiều lầm chạm súng với các tổ chức cấp tiến . Bởi vậy , nếu như phong trào Ha-mát gia nhập chính phủ liên hợp sẽ có lợi cho việc chấm dứt tình trạng rối ren đó , nhất là có lợi cho việc Pa-le-xtin kiểm soát hữu hiệu dải Ga-da sau khi I-xra-en rút ra khỏi thành phố này .
Ngoài ra , nếu như chính quyền dân tộc Pa-le-xtin có thể lợi dụng những ảnh hưởng trong dân chúng Pa-le-xtin của phong trào Ha-mát trên cơ sở hướng dẫn theo đà phát triển hiện nay thì sẽ có lợi cho việc tăng cường địa vị có uy tín của cơ quan lãnh đạo Pa-le-xtin .
Nói tóm lại , sở dĩ , chính quyền dân tộc Pa-lex-tin " kết duyên chính trị " với phong trào Ha-mát là sự lựa chọn chú trọng thực tế và duy nhất trước tình hình hiện nay . Song cuối cùng hai bên có thể đi lên con đường liên hợp chính trị hay không còn là một ẩn số .
|