Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-04-06 12:07:16    
Tết trồng cây tại Bắc Kinh; Diễn biến tên gọi của Bắc Kinh; Phật Giáo tại Trung Quốc v v ...

cri
Do vị trí địa lý của Bắc Kinh nằm trong nội địa, thuộc miền khí hậu ôn đới gió mùa, lại giáp với thảo nguyên Nội Mông , bốn mùa xuân hạ thu đông của Bắc Kinh phân chia rất rõ rệt. Mùa xuân của Bắc Kinh tuy là mùa đâm trồi nảy lộc của cây cối, của muôn vật cựa mình thức giấc, nhưng đồng thời cũng là thời điểm khô hanh và thường xảy ra gió to bão cát. Trong tuần qua, thành phố Bắc Kinh đã xuất hiện gió cấp 5 cấp 6 mấy ngày liền, gây nên bão cát bay mù trời. Ngày nay, người dân Bắc Kinh ngày càng ý thức được rằng, để chắn trị gió cát, biện pháp duy nhất là phải trồng cây cối, mở rộng diện tích đất trồng các loại cây xanh. Ngày 3 tháng 4 vừa qua là ngày tết trồng cây lần thứ 20 của thành phố Bắc Kinh, hơn 2 triệu người Bắc Kinh đã nô nức tham gia hoạt động trồng cây. Năm nay, thành phố Bắc Kinh sẽ tiếp tục ra sức trồng thêm 520 nghìn mẫu cây xanh, chỉ riêng mùa xuân năm nay sẽ trồng 6 triệu 420 nghìn cây, cố gắng đưa diện tích tán cây che phủ của thành phố trong năm nay lên đến 49%, diện tích cây xanh đổ đồng mỗi đầu người trong nội thành là 45 mét vuông. Thành phố Bắc Kinh đang phấn đấu trở thành một đô thị hiện đại xanh, sạch, đẹp hơn, tin rằng không bao xa , tình trạng bão cát sẽ suy giảm và sẽ đi đến khắc phục toàn diện.

Trong những kỳ Hộp thư vừa qua, Ngọc Ánh đã hướng dẫn các bạn truy cập trang Web của Ban tiếng Việt Nam để đón nghe và đón đọc chương trình của Đài chúng tôi. Ngọc Ánh rất vui là moột số bạn báo cho Ngọc ánh là đã truy cập thành công trang web. Ví như bạn Thái Thị Ngọc Lan tại đội 6 thôn Chánh Trực xã Mỹ tho huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định viết rằng: em rất vui vì đã truy cập thành công trang web của Ban tiếng Việt Nam đài phát thanh quốc tế Trung Quốc. Từ nay em vừa có thể đón nghe và đón đọc chương trình vào bất cứ lúc nào mà không bị nhiễu bởi làn sóng điện. Trong thư Ngọc Lan bày tỏ mong muốn Ngọc Ánh giải đáp các tên gọi ngày xưa của Bắc Kinh, và hỏi Yên Sơn có phải là chỉ Bắc Kinh hay không?

Mong Ngọc Lan đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đã truy cập trang web để theo dõi Ngọc Ánh giải đáp vấn đề này của bạn, mong các bạn khác cùng nghe. Như các bạn đều biết, Bắc Kinh là thủ đô của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nhưng Bắc kinh từng có tên gọi khác nhau trên lịch sử. Thực ra Bắc Kinh đã có lịch sử hơn 3000 năm, bắt đầu từ giữa thế thứ 12 sau công nguyên, Bắc Kinh trở thành đô thành của các thời Kim, Nguyên, Minh và Thanh thống nhất, năm ngoái, Bắc Kinh vừa chào mừng 850 năm ngày Kiến đô của mình. Vào thời Xuân Thu Chiến quốc cách đây hơn 2000 năm, Bắc Kinh đã là đô thành của nước chư hầu Yên, gọi là Kế. Đến thời Liêu, Bắc Kinh là thành đô thứ hai, gọi là Nam Kinh và còn có tên gọi là Yên Kinh. Thời Kim, cũng đóng đô tại đây và gọi là Trung Đô, sau đến thời Nguyên gọi Bắc Kinh là Đại đô, đến thời Minh và Thanh thì gọi là Kinh Sư, sau khi kết thúc chế độ phong kiến, đến thời Trung Hoa dân quốc, đổi gọi là Bắc Bình. Cho đến mồng 1 tháng 10 năm 1949, nước Trung Hoa mới ra đời, Bắc Bình đổi tên là Bắc Kinh và trở thành thủ đô chính thức của Trung Quốc cho đến ngày nay. Còn Yên Sơn là một dãy núi nằm ở phía tây bắc thành phố Bắc Kinh, chứ không phải là chỉ thành phố Bắc Kinh. Yên Sơn có độ cao 2118 mét so với mặt biển, là một đoạn của núi Thái Hành. Từ xưa, nó đã là địa bàn chiến lược quan trọng, ngày nay nó như tấm bình phong màu xanh che chở cho Bắc Kinh. Dải núi Yên Sơn phía Tây bắt đầu từ huyện Phủ Ninh Tần Hoàng Đảo, phía Bắc đến huyện Vây Trường Thừa Đức, vắt ngang qua phía bắc Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc Trung Quốc.

Bạn Phan Văn Minh tại thôn 5 xã Quang Trung thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa đã viết những dòng tình cảm sau đây:

Có lẽ trên thế giới ít có những dân tộc nào có nền văn hóa tương đối giống nhau như hai nước Việt Trung đã được xây đắp từ lâu đời. Ngày nay, tình hữu nghị của hai nước đã trở nên khăng khít hơn. Tuy em chưa một lần đặt chân đến Trung Quốc, nhưng em luôn coi Trung Quốc là quê hương thứ hai của mình không chỉ vì lịch sử và văn hóa lâu đời mà còn vì Trung Quốc là một đất nước tươi đẹp với những người dân chan hoà, mến khách và nhân ái.

Tin rằng, những lời trên đây của bạn Văn Minh chính là cảm nhận chung của những bạn có tình cảm đặc biệt đối với Trung Quốc. Nền văn hóa của hai nước Trung Việt quả là có nhiều nét tương đối giống nhau, ví như nền Phật giáo chẳng hạn. Bạn Đồng viên-Thông Dung học sinh trường TCPH-tu viện Nguyễn thiều Phước Hiệp H. Tuy Phước tỉnh Bỉnh Định liên quan đến vấn đề Phật Giáo Trung Quốc sau đây có lẽ nói lên được phần nào cảm nhận của bạn Phan Văn Minh. Trong thư Đồng viên-Thông Dung viết: mặc dù công việc của em rất bận, nhưng đến giờ phát Hộp thư của chị là em tạm gác lại mọi việc để nghe chị tâm sự trên đài. Em mong cuộc đời của em sẽ có dịp sang thăm Trung Quốc để thưởng thức bao cảnh đẹp, đến lúc đó em sẽ đến thăm đài để tâm sự với chị nhiều hơn.Đồng viên Thông Dung hỏi: nền văn hóa Trung Quốc được hấp thụ nhiều về Phật giáo có phải không?

1  2