Khổng Tử tên Khưu , tự Trọng Ni , sinh vào năm 551 trước công nguyên , mất vào năm 479 trước công nguyên , hưởng thọ 73 tuổi . Thời trung niên , Khổng Tử từng làm quan Tư Khấu nước Lỗ ba tháng , tương đương với cục trưởng cảnh sát hiện nay . Nhưng trong phần lớn trong cuộc đời , Không Tử làm giáo dục , dầy dỗ nhiều học sinh có trí thức và tài hoa . Khổng Tử là nhà tư tưởng , nhà giáo dục sớm nhất và có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc , trong 2000 năm qua , người ta tôn sùng Khổng Tử là Thánh nhân .
Xét về mặt một nhà tư tưởng nổi tiếng , chúng ta có thể gọi học thuyết của Khổng Tử là "Nhân học ". Khái niệm Nhân là trọng tâm của hệ thống tư tưởng Khổng Tử , là căn cứ cơ bản cho quan niệm đạo đức luân lý , là lý lẽ căn bản làm người , cũng là đỉnh cao đạo đức mà người ta theo đuổi . Theo tài liệu lịch sử hiện còn , trước Khổng Tử , chưa ai coi Nhân là một khái niệm triết học tối cao .
Học trò của Khổng Tử từng hỏi Khổng Tử : Cái gì là Nhân . Khổng Tử trả lời : Nhân là "yêu con người" . Câu trả lời của Khổng Tử tuy chỉ vẻn vẹn vài ba chữ , nhưng nó bao hàm một ý nghĩa hết sức to lớn . Đối với người lao động mà nói , yêu con người chính là để kẻ thống trị phải coi người lao động là con người để đối xử và yêu mến . Đối với việc điều chỉnh quan hệ nội bộ kẻ thống trị mà nói , chính là phải "khắc kỷ phục lễ" , nghĩa là trước hết phải yêu cầu bản thân mình đã , sau đó mới yêu cầu người khác ; mặt khác , Khổng Tử cho rằng , thi hành Nhân cần phải có một quy phạm , tức cần phải ràng buộc lời nói và hành vi bằng "lễ".
Học trò của Khổng Tử từng hỏi Khổng Tử : Làm như thế nào mới là Nhân ? Khổng Tử trả lời : cần phải có 5 phẩm chất , mới là Nhân . 5 phẩm chất là : cung , khoan , tín , mẫn , huệ , nghĩa là cung kính mọi sự vật sẽ không bị coi nhẹ , hành sự rộng bụng sẽ được nhân dân ủng hộ , làm việc thật thà sẽ được người ta tin tưởng , cần mẫn tiến thủ dễ đạt thành công , làm ơn với dân sẽ được lòng dân .
Nhân học của Khổng Tử còn có một nội dung rất quan trọng là thượng hiền . Thượng hiền là phải coi trọng đạo đức , học vấn và tài năng của một con người , chứ không suy xét xuất thân cao thấp của người đó . Khổng Tử cho rằng , muốn làm quan thì phải có trí thức , có học vấn . Nhận xét này có ảnh hưởng sâu xa đối với xã hội Trung Quốc . Nhìn về mặt tích cực , nó đã phá vỡ quyền lực lũng đoạn quan trường của bọn qúy tộc . Nhưng nhìn về mặt tiêu cực , nó trở thành căn cứ của thuyết "học để làm quan ".
Khổng Tử không những là nhà tư tưởng vĩ đại , mà còn là nhà giáo dục vĩ đại , Khổng Tử đã tổng kết nhiều phương pháp giáo dục , cho đến nay vẫn có ý nghĩa quan trọng .
Trải qua 2000 năm , hiện nay , khi nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử, chúng tôi không thể không thừa nhận rằng , nền văn hóa Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Khổng Tử trên nhiều mặt . Khổng Tử rõ ràng là nhà tư tưởng và nhà giáo dục vĩ đại trong lịch sử văn hóa Trung Quốc .
|