Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-04-05 18:46:58    
Không tiền tuyệt hậu

cri

Câu thành ngữ này có nghĩa là điều trước đây chưa từng có mà sau này cũng sẽ không có. Miêu tả về sự vật hiếm có, độc nhất vô nhị.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tuyên hòa họa phổ".

Câu truyện này nói về ba danh họa thời cổ TQ là Cố Khải Chi triều nhà Tấn. Trương Tăng Dao thời nam bắc triều và Ngô Đạo Tử triều nhà Đường.

Cố Khải Chi triều nhà Tấn là một người tài ba xuất chúng, nhất là về mặt hội họa. Nhân vật và hình tượng trong tranh của ông đều rất sống động và truyền thần. Nhưng có điều khác biệt là khi ông vẽ người thì không bao giờ vẽ mắt trước. Có người hỏi ông tại sao thì ông trả lời rằng: "Nơi truyền thần của nhân vật chính là ở chỗ này". Một lời nói vậy thôi là đã nói lên được tất cả và rất sáng tỏ, nên khiến người rất khâm phục. Người thời bấy giờ vẫn gọi ông là "Tam Tuyệt''. Tức: Tài tuyệt, Họa tuyệt và Si tuyệt.

Trương Tăng Dao thời Nam bắc triều là người có sở trường vẽ tranh sơn thủy và tranh tượng phật nhân vật. Ông sống vào triều nhà Lương thời Năm bắc triều. Bấy giờ Lương Võ Đế cho xây dựng khá nhiều chùa chiền tháp phật, mà những bức họa tại các nơi này đều do Trương Tăng Dao vẽ ra. Nghe nói, ông đã từng vẽ bốn con rồng trên vách chùa nhưng đều không có mắt. Có người hỏi nguyên nhân tại sao thì ông trả lời rằng: Vẽ thêm mắt chỉ e rằng những con rồng này sẽ phá vách bay lên. Mọi người nghe vậy đều không tin, Trương Tăng Dao bèn vẽ mắt cho hai con rồng, thì quả nhiên hai con rồng này liền phá vách bay vút lên. Qua đó, có thể thấy tài nghệ của ông thật vô cùng cao siêu.

Còn Ngô Đạo Tử triều nhà Đường lại là nhà danh họa giỏi về hội họa kiêm thư pháp. Tranh sơn thủy và tranh tượng phật của ông lừng danh thiên hạ. Nghe nói, bức tranh "Địa ngục biến tướng" của ông vẽ trên chùa Cảnh Huyền, tuy không vẽ hình ma quỷ, nhưng lại khiến người ta cảm thấy thật âm u, khủng khiếp. Có rất nhiều người sau khi xem qua bức tranh này đã ăn năn hối lỗi, bỏ ác tùng thiện.

Khi người đời sau bình luận về ba danh họa này. Họ nói, thành tựu vẽ của Cố Khải Chi đã vượt xa người đời trước. Tranh của Trương Tăng Dao thì người đời sau không thể theo kịp. Còn tranh của Ngô Đạo Tử thì kiêm cả sở trường của hai người trên, cũng tức là nói "Không tiền tuyệt hậu".

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: "Không tiền tuyệt hậu" để ví với sự vật hiếm có, độc nhất vô nhị.