Gần đây , quân Mỹ lại niêm phong tờ báo do một phe phái của ông Mô-ta-đa xuất bản và bắt trợ tá cấp cao của ông Mô-ta-đa ,việc này đã kích động thủ lĩnh Mu-xlim dòng Si-ơ trẻ tuổi và cấp tiến này . Gần đây , hàng nghìn hàng vạn người ủng hộ ông đã tổ chức hoạt động phản kháng quy mô , đốt quốc kỳ Mỹ và quốc kỳ I-xra-en , ngang nhiên khiêu khích với Mỹ . Ngày 4 , ông Mô-ta-đa ra tuyên bố , cho rằng biểu tình phản kháng hòa bình không ăn thua gì nữa , ông kêu gọi những người ủng hộ ông hãy " đe dọa kẻ thù " bằng những phương thức khác . Nếu lời nói này của ông Mô-ta-đa mang ý nghĩa phản kháng bạo lực , thì đó tất sẽ là một tín hiệu hết sức nguy hiểm .
Mặc dù Mỹ đã lâm vào cảnh khốn quẫn tại I-rắc , nhất là sự kiện Pha-lu-gien rất giống tấn bi kịch Mô-ga-đi-si-ô khiến tổng thống Clin-tơn buộc phải quyết định rút quân khỏi Xô-ma-li cách đây hơn 10 năm , song tình hình hiện nay đã khác hẳn năm xưa , chính phủ Bu-sơ sẽ không rút quân khỏi I-rắc . Nguyên nhân chủ yếu là : chính phủ Bu-sơ đã trút canh bạc quá nhiều và quá lớn tại I-rắc, nếu giữa đường bỏ dở như vậy , thì ông Bu-sơ không những làm mất tương lai chính trị , mà còn gây tổn thất cho lợi ích chiến lược của Mỹ tại Trung Đông . Hiện nay , dân chúng Mỹ còn có thể chịu đựng số người Mỹ bị thương vong tại I-rắc , cho nên , Mỹ vẫn sẽ tiếp tục chống đỡ kham khổ tại I-rắc .
Song các nhà phân tích nêu rõ , miễn là Mỹ tiếp tục ách chiếm đóng quân sự tại I-rắc và thiên vị I-xra-en , thì hoạt động tấn công Mỹ trong địa phận I-rắc sẽ không chấm dứt . Nếu số thương vong của quân Mỹ tiếp tục tăng lên , nhất là tấn bi kịch tương tự như sự kiện Pha-lu-gien tiếp tục tái diễn , thì chính phủ Mỹ sẽ đứng trước sức ép càng to lớn hơn . 1 2
|