Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-30 12:08:59    
Giải thích danh từ "Trung Hoa " và "Trung Quốc"

cri
Man mác hương xuân mây lửng lơ,

Đầy trời ăm ắp những vần thơ.

Cây cau rụng bẹ hoa đơm tuyết,

Em nhắn anh sang gắng đợi chờ.

Đây là 4 câu thơ của ông Hoàng Trọng Thoan tại Đô Hoàng Yên Thành H. Ý Yên T. Nam Định

Do thời tiết lạnh, nên mùa Đông của Bắc Kinh chỉ có tuyết rơi chứ không có cây cau. Tháng ba hằng năm của Bắc Kinh là mùa bước sang tiết trời nắng xuân chan hoà, mặt băng trên hồ Côn Minh tại công viên Di Hòa viên, Hồ Thái Dịch trong công viên Bắc Hải v v ... của thành phố đã tan thành những mặt nước gợn sóng lóng lánh. Những rặng cây liễu ven hồ đang đâm trồi non xanh lấm tấm. Mùa xuân của Bắc Kinh như đang gọi thức muôn vật hồi sinh, khiến mọi người trở nên tươi tỉnh hẳn lên. Thậm chí Ngọc Ánh cũng cảm thấy nền trời xanh thắm của thành phố bởi ánh xuân cũng đang đầy ắp ý thơ vậy.

Ông Hoàng Trọng Thoan cho biết đây là lần đầu tiên viết thư cho Ngọc Ánh, nhưng qua nội dung bức thư, Ngọc ánh cảm thấy ông là một thính giả đã lâu năm và nhiệt tình của đài Quốc tế Trung Quốc. Trong thư ông Trọng Thoan muốn tìm hiểu: "Trung Quốc" và "Trung Hoa" có gì khác nhau. Sau đây Ngọc Ánh xin giải đáp:

Tương truyền, nhà Hạ là triều đại đầu tiên trên lịch sử Trung Quốc. Vào thời cổ, tổ tiên của người Trung Hoa sinh sống tại lưu vực sông Hoàng Hà tự xưng là "Hoa Hạ". "Hoa" mang ngụ ý là tươi đẹp, "Hạ" mang ngụ ý là "to lớn", cho nên "Hoa Hạ" có nghĩa là "Tốt đẹp". Hoa Hạ là chỉ các Chư hầu của Trung Nguyên và là tiền thân của dân tộc Hán, cho nên đến nay Hoa Hạ còn là biệt danh của Trung Quốc. Các dân tộc Hoa Hạ tự xưng mình là Trung Quốc với 6 ngụ ý: một là chỉ Kinh Sư; hai là phạm vi cai quản của thiên tử, tức là nhà vua; ba là chỉ vùng Trung Nguyên; bốn là chỉ trong nước hoặc nội địa; năm là chỉ khu vực cư trú của các dân tộc Hoa Hạ; sáu là chỉ các dân tộc Hoa Hạ hoặc dân tộc Hán thiết lập nhà nước. Cho nên bắt đầu từ thời nhà Hán, mọi người thường gọi vương triều tại vùng Trung Nguyên là "Trung Quốc". Theo đà phát triển của các triều đại, phạm vi của Trung Quốc không ngừng được mở rộng ra các vùng thượng và hạ lưu sông Hoàng Hà. Đến giữa thế kỷ thứ 19, hai chữ "Trung Quốc" đã trở thành danh từ riêng chỉ toàn bộ phạm vi lãnh thổ của quốc gia.

Thực ra, danh từ "Trung Quốc " đã có lịch sử 3000 năm, nhưng nó chỉ là khái niệm về phạm vi đất đai và văn hóa, các triều đại hoặc chính quyền phong kiến rung quốc chỉ có hiệu nước chứ không có tên nước. Do vậy mà kể từ đời nhà Hạ, nhà Thương, cho đến đời nhà Thanh, không có một triều đại nào lấy danh từ "Trung Quốc" làm tên gọi chính thức của đất nước. Cho mãi đến sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, tức vào năm 1912, mới chính thức thành lập nước Trung Hoa dân quốc, gọi tắt là Trung Quốc. Từ đó danh từ Trung Quốc mới trở thành khái niệm tên gọi chính thức của một quốc gia. Năm 1949, nước cộng hòa nhân dân Trung hoa ra đời, khiến cho khái niệm và ngụ ý của danh từ riêng "Trung Quốc" càng thêm hoàn thiện.

Danh từ riêng "Trung Hoa" chính là từ "Hoa hạ " và "Trung Quốc" mà ra. Do đó Trung Hoa cũng đại diện cho danh từ Trung Quốc. Người Trung Quốc sinh sống tại nước ngoài được gọi là "Hoa Kiều".

Trang web của CRI là hình thức gặp gỡ các bạn rất mới, tin rằng còn nhiều chỗ bất cập cần phải cải tiến và bổ xung, sau khi thu nghe và đón đọc chương trình phát thanh trên mạng In-tơ-nét, hoan nghênh bạn nêu nhận xét của mình, giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện dần nội dung cũng như hình thức của chương trình phát thanh cũng như những bài đăng tải trên trang web, chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến để phục vụ các bạn chu đáo hơn.

Nếu các bạn có ý kiến và yêu cầu gì đối với chương trình phát thanh, hoặc muốn tìm hiểu những lĩnh vực nào về Trung Quốc xưa và nay, hoặc muốn tâm sự điều gì với Ngọc Ánh, xin mời bạn viết thư cho Ngọc Ánh gửi qua Bưu điện Quốc tế theo địa chỉ chữ Việt Nam : CRI-12 Hộp thư Ngọc Ánh Ban tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hoặc phòng văn hóa Đại sứ quán Trung quốc tại Việt Nam số 46 phố Hoàng Diệu Hà Nội. Nhanh nhất là gửi E-mail cho Ngọc Ánh theo địa chỉ:

vie@cri.com.cn Hộp thư Ngọc Ánh nhận