Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-24 19:07:57    
Lão Tử: nhà tư tưởng và nhà triết học vĩ đại

cri
Theo sử sách của thời kỳ trước đời Tần và đời Hán , Lão Tử họ Lý , tên Đan , vì vây , Lão Tử còn có tên là : Lão Đan . Lão Tử sinh vào thời kỳ cuối đời Xuân Thu , cùng thời đại hoặc sớm hơn thời đại của Khổng Tử , thế nhưng cũng có cách nói là Lão Tử là người đời chiến quốc , muộn hơn Khổng Tử .

Cuộc đời Lão Tử chia thành hai thời kỳ : thời kỳ làm sử quan và thời kỳ ở ẩn . Trong thời kỳ làm quan , ông là "Chu thủ tàng thất chi sử " , tương đương với giám đốc thư viện quốc gia hiện nay .

Khi làm quan , Lão Tử tận mắt chứng kiến sự đen tối và hủ bại trong nội bộ kẻ thống trị , vì vậy nẩy sinh ý định ở ẩn . Sau khi đi ở ẩn , tình hình Lão Tử không ai biết đến , ghi chép lịch sử cũng rất ít . Nhưng Lão Tử đã để lại cho bao thế hệ sau tác phẩm "Lão Tử", một trước tác bất phủ tràn đầy triết lý và trí tuệ .

Đạo là quan niệm trọng tâm của toàn bộ hệ thống triết học Lão Tử . "Đạo" trở thành phạm trù tối cao trong triết học cổ điển Trung Quốc , chính là do Lão Tử nêu ra đầu tiên .

Theo Lão Tử , "Đạo" là vĩnh cửu và phổ biến , nó không những là cái gốc của vạn vật trong trời đất , mà còn là tổng môn của mọi sự biến đổi . Học thuyết lấy "Đạo"làm bản nguyên của vạn vật trời đất , cũng là do Lão Tử nêu ra .

Ngoài ra , Lão Tử còn có giải thích mới về quan hệ giữa Trời và Đạo , nêu ra lý thuyết trời , đất và con người tuân theo tự nhiên , hoặc lấy tự nhiên làm quy tắc .

Thuyết "Đạo pháp tự nhiên"của Lão Tử là sự đổi mới to lớn và bước nhảy vọt về lý luận trong lịch sử tư tưởng và triết học Trung Quốc . Lão Tử là người đầu tiên coi Đạo cao hơn Trời và Thần , việc này đã đặt nền tảng vững chắc về lý luận cho việc giải phóng triết học khỏi sự ràng buộc của tôn giáo và thần học .

Đóng góp quan trọng thứ hai của Lão Tư đối với nền văn hóa Trung Quốc ̉ là : tư tưởng biện chứng phong phú . Lão Tử cho rằng , sự vật luôn luôn tồn tại trong đối lập , phát triển trong so sánh , nhìn bề ngoài , hai sự vật hoàn toàn trái ngược nhau , trong nội bộ lại thống nhất rất chặt chẽ với nhau và không ngừng chuyển hóa lẫn nhau .

Ngoài ra , vì sinh sống trong thời kỳ bấp bênh , Lão Tử đã nêu ra những tư tưởng như "vô vi , thủ nhu , thủ thư, hư tĩnh , cư hạ không dám đi đầu thiên hạ "v v... ảnh hưởng to lớn tới luân lý học Trung Quốc , thậm chí ảnh hưởng tới hình thức tư duy , nhân cách đạo đức của người Trung Quốc .