Theo tin đài chúng tôi , ngày 23 tại Ga-da , tổ chức Ha-mát , phong trào kháng chiến của những người theo đạo I-xlam Pa-le-xtin tuyên bố , ông Ran-ti-si người phát ngôn đương nhiệm của tổ chức này sẽ tạm thời tiếp quản công việc dải Ga-da của ông Ya-sin , thủ lĩnh tinh thần vừa bị I-xra-en ám sát . Trong khi đó , ông Ma-san , người phụ trách phái chính trị Ha-mát tại Xi-ri hiện nay sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của tổ chức này .
Do lực lượng chủ chốt của phong trào Ha-mát tập trung tại dải Ga-da , cho nên mọi người cho rằng , ông Ran-ti-si là nhân vật có thực lực chân chính , sẽ đóng vai trò quyết định đối với tương lai của tổ chức này .
Ông Ran-ti-si năm 1947 sinh ra tại khu vực Ya-bu-na ở gần Ten-a-víp trong địa phận I-xra-en hiện nay , sau chiến tranh Trung Đông lần đầu tiên xẩy ra năm 1948 , cả gia đình ông buộc phải di cư trên dải Ga-da . Ran-ti-si đã trải qua thuở niên thiếu trong trại nạn dân Khan Ju-nít miền Nam dải Ga-da . Năm 1972 , ông theo học ngành y tại thủ đô Cai-rô của Ai-cập , gia nhập Hội những người theo đạo Mu-xlim Cai-rô năm 1976 . Sau khi tốt nghiệp đại học , ông trở về Ga-da và làm việc tại bệnh viện Khan-ju-nít . Năm 1987 , Ran-ti-si và ông Ya-sin cùng sáng lập phong trào Ha-mát . Năm 1992 bị I-xra-en trục xuất tới Li-băng , trở về Pa-le-xtin năm 1993 rồi bị bắt giam trong tù . Sau khi được phóng thích năm 1997 , ông Ran-ti-si và ông Ya-sin cùng tổ chức lại cơ quan lãnh đạo của phong trào Ha-mát và trở thành cánh tay đắc lực của ông Ya-sin .
Ông Ran-ti-si là một trong những nhà lãnh đạo cứng rắn nhất của phong trào Ha-mát , giữ lập trường chính trị cấp tiến , chủ trương chống lại ách chiếm đóng của I-xra-en bằng vũ lực . Trong hơn 3 năm kể từ Pa-le-xtin và I-xra-en xẩy ra vòng mới cuộc xung đột vào tháng 9 năm 2000 đến nay , ông Ran-ti-si thường xuyên xuất hiện trong các cơ quan truyền thông lớn của thế giới , chỉ trích việc I-xra-en chiếm đóng Pa-le-xtin và giết hại nhân dân Pa-le-xtin , đồng thời kêu gọi thanh niên Pa-le-xtin triển khai cuộc đấu tranh bạo lực chống lại I-xra-en .
Ông Ma-san sinh ra tại thành phố Ra-ma-la bờ tây sông Gioóc-đan năm 1956 , năm 1967 đi Cô-oét , sau đó lần lượt tham gia hoạt động chính trị tại các nước A-rập như Ca-ta , Gioóc-đa-ni v.v , hiện nay cư trú tại Đa-mát thủ đô Xi-ri . Năm 1996 bắt đầu đảm nhiệm người phụ trách phái chính trị của phong trào Ha-mát , tháng 11 năm 2002 ông thay mặt phong trào Ha-mát đi thủ đô Cai-rô của Ai-cập để tiến hành cuộc đàm phán về ngừng bắn với chính phủ tự trị Pa-le-xtin .
Ngày 23 tại Ga-da , hàng chục nghìn dân chúng Pa-le-xtin và những người ủng hộ phong trào Ha-mát đã tổ chức hoạt động tưởng niệm ông Ya-sin , thủ lĩnh tinh thần của tổ chức Ha-mát bị quân I-xra-en ám sát . Vị quan chức cấp cao của phong trào Ha-mát là Ha-ni-ye tuyên bố tại hiện trường rằng , sau khi ông Ya-xin bị ám sát , phong trào Ha-mát đã tổ chức hai cuộc bầu cử kín và bầu ra hai nhà lãnh đạo mới . Sau khi nhậm chức , ông Ran-ti-si bày tỏ , phong trào Ha-mát sẽ đoàn kết dưới ngọn cờ đề kháng , sẽ không bao giờ xin hàng với chủ nghĩa khủng bố của I-xra-en . Tổ chức cấp tiến Pa-le-xtin sẽ tấn công I-xra-en tại bất cứ nơi nào có khả năng, nhằm làm cho ông Sa-rôn và các người khác không được yên ổn .
Các nhà phân tích cho rằng , sở dĩ phong trào Ha-mát bầu ra nhà lãnh đạo mới một cách nhanh chóng như vậy là vì , họ mong sớm kết thúc tình trạng không có người lãnh đạo sau khi ông Ya-sin bị ám sát và sửa lại cờ trống . Dưới sự lãnh đạo của ông Ran-ti-si , phong trào Ha-mát , một tổ chức cấp tiến của những người theo đạo I-xlam sẽ trở nên cứng rắn và cực đoan hơn .
Cho đến nay , I-xra-en vẫn chưa ra bình luận về việc ông Ran-ti-si giữ chức lãnh đạo mới của phong trào Ha-mát . Song trước đó cùng ngày , quân I-xra-en quyết định sẽ tiếp tục áp dụng hành động nhằm thanh trừng các nhà lãnh đạo khác của phong trào Ha-mát . Bộ trưởng an ninh công cộng I-xra-en Ha-nê-gơ-bi nói , không có bất cứ người lãnh đạo nào của tổ chức " khủng bố " Pa-le-xtin có thể sống sót được . Rất rõ ràng , ông Ran-ti-si và các nhà lãnh đạo khác của phong trào Ha-mát cũng sẽ trở thành mục tiêu " thanh trừng có chọn lọc " của quân I-xra-en .
|