Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-23 16:52:15    
Đi vào gia đình người Bắc Kinh gốc

cri
Thành phố Bắc Kinh là thủ đô nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có lịch sử xây dựng kinh đô hơn 850 năm. Thành phố Bắc Kinh ngày nay không những có đại lộ rộng thênh thang, hai bên đường nhà cao tăm tắp , mà còn có đường phố nhỏ chạy ngang dọc , đan chéo nhau , được gọi là ngõ , người ta gọi những cư dân sinh ra và lớn lên trong những ngõ hẻm này là người Bắc Kinh gốc. Cuộc sống của những người Bắc Kinh gốc tại thành phố ngày một hiện đại hóa và quốc tế hóa nay giờ đây ra sao ?

Cụ Tống Liên Bảo năm nay 70 tuổi . Nhà cụ Bảo ở ngay bên cạnh Ung Hòa Cung --- chùa phật giáo nổi tiếng ở Bắc Kinh, là một khuôn viên ba mặt là nhà một tầng . Cụ Bảo cho biết, nhà cụ dọn đến đây khi cụ mới bốn tháng tuổi.

Cụ Bảo và cụ bà đều là người Bắc Kinh gốc, vẫn giữ một số tập quán cũ. Ví dụ như uống sữa đậu nành là thói quen trong cuộc sống của hai cụ. Cụ Bảo cho chúng tôi biết, sữa đậu nành là đồ uống hết sức độc đáo của Bắc Kinh, là dùng đỗ tương chế biến một cách đặc biệt . Loại sữa đậu nành này có mùi vị hơi chua, người khác uống không quen, nhưng người Bắc Kinh gốc đều thích uống, nếu vài hôm không uống vài bát là rất nhớ . Cụ nói :

Sữa đậu nành mùi vị ngon, người nơi khác không uống, nhưng người Bắc Kinh chúng tôi thích uống . Mùi vị của sữa đậu nành này chua , ngon lắm.

Sữa đậu nành tuy chỉ là một loại đồ uống, trông rất giản đơn, nhưng thực ra uống cũng rất kỳ công. Cụ Bảo cho biết, khi uống sữa đậu nành nhất định phải có dưa muối. Cho rau thơm, dưa chuột muối, củ cải muối, nước mắm.v.v...và dầu ớt chộn đều. Sau đó uống một ngụm sữa đậu nành rồi ăn một miếng dưa muối thơm cay, đối với người Bắc Kinh mà nói, thật là tuyệt vời. Nhất là khi uống sữa đậu nành vào mùa hè, trán lấm tấm mồ hôi, trong người cảm thấy sảng khoái hết chỗ nói.

Cụ Bảo nói, Bắc Kinh trước đây, người bán sữa đậu nành đẩy xe, luồn lách ngõ phố rao bán : " sữa đậu nành chua ngọt đây ." Còn có người rao bán kéo, thu mua đồng nát . Xe đẩy vừa đến, tiếng rao bán chưa ngớt, người Bắc Kinh gốc đã ra mua. Nhưng hiện nay , người rao bán như vậy rất ít, muốn uống sữa đậu nành phải đến cửa hàng ăn uống mua.

Nuôi động vật cảnh là một thú vui của người Bắc Kinh gốc, ví dụ chim bồ câu là một trong những động vật cảnh. Những đàn chim bồ câu bay lượn trên bầu trời thủ đô, vang lên tiếng sáo trúc lanh lảnh, mang đến niềm vui thú cho cuộc sống của nhiều người Bắc Kinh gốc. Cụ Bảo nuôi hơn 40 con bồ câu. Cụ cho chúng tôi biết, hơn 40 con chim này không phải là loại chim bồ câu thường, chúng đều được đăng ký danh sách tại hiệp hội chim bồ câu đưa thư thành phố Bắc Kinh, đồng thời giành được nhiều giải trong các cuộc thi chim bồ câu đưa thư được tổ chức tại thành phố Bắc Kinh.

Mấy năm qua, cuộc sống của cụ Bảo cũng thay đổi rất nhiều. Tuy cụ vẫn ở ngôi nhà cũ, nhưng trong nhà rất nhiều đồ điện gia đình hiện đại như ti vi màu, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, lò vi sóng .v.v..., rất đầy đủ. Cụ vui vẻ cho chúng tôi biết, những thứ này đều là của con cái biếu hai cụ.

******************************************

Cụ Hoa năm nay 72 tuổi, nhà ở trong Tứ hợp viện --- kiến trúc lâu đời điển hình của Bắc Kinh. Tứ hợp viện Bắc Kinh bắt đầu có từ thế kỷ 12, nhà xây bốn mặt đông tây nam bắc rồi vây lại , là hình thức nhà cư dân truyền thống đậm đà bản sắc Bắc Kinh.

Cụ Hoa đã sinh sống ở đây hơn 40 năm, cụ rất thích sống trong tứ hợp viện. Cụ nói, nhà cụ và 5 gia đình khác cùng sinh sống trong tứ hợp viện này, quan hệ rất hòa nhã, như người trong một nhà, ấm cúng hơn sống ở chung cư . Cụ nói :

Tôi cảm thấy tứ hợp viện tốt hơn nhà lầu, sao vậy, bởi sống trong tứ hợp viện, sáng ra mọi người cùng thức giấc như người trong một đại gia đình, nhà nào có việc gì là mọi người giúp một tay, giải quyết xong xuôi.

Cụ Hoa là người dân tộc Mãn. Người dân tộc Mãn chiếm tỉ lệ không ít trong dân số thành phố Bắc Kinh. Cụ Hoa cho chúng tôi biết, người dân tộc Mãn đặc biệt chú trọng nếp sống gia đình, nhà cụ Hoa giờ đây vẫn giữ những phong tục cũ. Ngày lễ thường, họ hàng thân thích bạn bè đến nhà hỏi thăm lẫn nhau. Tết xuân, con cháu dứt khoát phải đến cùng các cụ đón giao thừa. Tết xuân năm nay, con cái đều đến nhà cụ. Cụ Hoa nói :

Đêm giao thừa, con trai, con dâu, cháu trai, cháu gái đều đến cùng nhau thức thâu đêm, xem ti vi, gói bánh chẻo, vui chơi nói cười, ăn bánh kẹo hạt dưa cho tới trời sáng.

Năm nay là năm Giáp thân tức năm con khỉ, cũng là năm tuổi của cụ Hoa. Dân gian Trung Quốc cho rằng, năm tuổi phải hết sức lưu ý tránh tai nạn, coi là năm hạn. Theo phong tục, con cái hiếu thảo biếu cụ một chiếc thắt lưng màu đỏ tượng trưng cho mọi sự như ý. Sau 12 giờ đêm giao thừa, cháu gái đeo thắt lưng đỏ cho cụ Hoa, mong bà nội bình an qua năm tuổi.

Những người Bắc Kinh gốc như cụ Hoa, cụ Bảo.v.v... còn giữ được rất nhiều phong tục tập quán của người Bắc Kinh gốc, những phong tục tập quán này được giữ gìn giống như biết bao kiến trúc cổ, mang đầy đường nét văn hóa sâu đậm và ý vị lịch sử. Nhưng theo đà phát triển không ngừng của kinh tế và xã hội Trung Quốc, lớp người Bắc Kinh gốc mới sống trong những tứ hợp viện đã có khoảng cách nhất định với những phong tục tập quán xưa, nhịp sống của họ ngày một nhanh hơn, họ không còn thói quen uống sữa đậu nành, cũng không còn thời gian rảnh rỗi như người Bắc Kinh gốc nữa, họ sinh sống trong thành phố Bắc Kinh ngày một hiện đại hóa theo phương thức của mình.

Nhưng trong trái tim họ vẫn còn giữ được nhiều quan niệm về cuộc sống của người Bắc Kinh gốc. Ví dụ như tôn trọng văn hóa lịch sử, nhiệt tình quan tâm mọi người và sự việc xung quanh.v.v... Cho dù thời cuộc thay đổi như thế nào, những quan niệm như vậy sẽ được lưu truyền mãi trong những ngõ xóm phố phường Bắc Kinh.