Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-22 15:23:44    
Xem cơn sốt phản tỉnh về chiến tranh I-rắc qua làn sóng chống chiến tranh trên toàn cầu

cri
Theo tin đài chúng tôi , nhân Mỹ phát động cuộc chiến tranh I-rắc tròn 1 năm , dân chúng của nhiều nước trên thế giới từ Niu-oóc Mỹ đến Rô-ma của I-ta-li-a , Lơn Đơn của Anh , Xuýt-ni của Ô-xtrây-li-a , Tô-ki-ô của Nhật v.v đã tới tấp xuống đường biểu tình và thị uy, dấy lên làn sóng chống chiến tranh trong phạm vi toàn cầu . Nếu cho rằng , những hoạt động chống chiến tranh diễn ra trước cuộc chiến tranh I-rắc là nhằm chặn đứng chiến tranh , vậy , hoạt động chống chiến tranh sau một năm xẩy ra chiến tranh I-rắc thì đã thể hiện lên sự phản tỉnh của mọi người đối với chiến tranh .

Ngày 20 , khoảng 250 thành thị khắp cả nước Mỹ đã tổ chức biểu tình thị uy chống chiến tranh với quy mô khác nhau , nhằm phản kháng việc chính phủ Bu-sơ bóp méo sự thật cho việc mở chiến tranh , cực lực yêu cầu quân Mỹ lập tức chấm dứt ách chiếm đóng đối với I-rắc . Cùng ngày , tại các nước Châu Âu như : I-ta-li-a , Anh , Pháp , ̣Đức , Tây Ban Nha , Thụy Sĩ , Đan Mạch , Thụy Điển , Phần Lan và Ba-lan , các nước Châu Á trong đó có Nhật , Hàn Quốc , Băng-la-đét , Ấn Độ và Pa-ki-xtan , các nước Ai-cập , Nam Phi v .v ở Châu Phi , hàng chục nghìn người đã tổ chức biểu tình chống chiến tranh bằng nhiều hình thức . Trong đó , hàng triệu người I-ta-li-a đã tham gia biểu tình chống chiến tranh .

Làn sóng chống chiến tranh dấy lên trên toàn cầu đã nói lên nguyện vọng yêu chuộng hòa bình của nhân dân trên thế giới , đó tức là không cần chiến tranh đầy tội ác , đồng thời mong quân Mỹ nhanh chóng chấm dứt ách chiếm đóng đối với I-rắc . Làn sóng chống chiến tranh còn cho thấy , trong 1 năm kể từ khi phát động chiến tranh I-rắc đến nay , mọi người đã tiến hành phản tỉnh đối với cuộc chiến này , đi đến sự nhận thức càng sâu sắc hơn đối với tính chất và kết quả của cuộc chiến tranh này .

Trước hết , ngày càng nhiều người nhận thức rằng , chiến tranh I-rắc là cuộc chiến tranh sai lầm . Chính phủ Bu-sơ đã phát động cuộc chiến tranh này với cái cớ I-rắc có vũ khí giết người hàng loạt . Vì vậy , từng có trên 70% người Mỹ ủng hộ việc Mỹ mở cuộc chiến tranh này , song do số quân bị thương vong của Mỹ không ngừng tăng trong khi Mỹ và Anh cũng chưa tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt tại I-rắc , cho nên tỷ lệ số người ủng hộ đã giảm xuống dưới 50%, ngoài ra có 54% người Mỹ cho rằng , tổng thống Bu-sơ đã nói rối trong vấn đề I-rắc . Trong cuộc biểu tình chống chiến tranh diễn ra tại Lốt-an-giơ-rét , quần chúng tham gia biểu tình đã trương ra băng biểu ngữ trên viết "tổng thống nói rối , binh lính chết chóc, người mẹ khóc lóc" . Tại Anh - nước bạn đồng minh trung thành của Mỹ , tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh đã từ 61% một năm trước đây giảm xuống còn 43% hiện nay .

Hai là : hoạt động tấn công khủng bố diễn ra tàn khốc trong toàn cầu khiến người ta nhận thức rằng , chiến tranh không thể tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố , trái lại sẽ nẩy sinh hằn thù và trợ giúp cho chủ nghĩa khủng bố . Chính phủ Bu-sơ luôn luôn nói chiến tranh I-rắc là một phần của chiến tranh chống khủng bố , song sau chiến tranh I-rắc , thế giới không chút trở nên an toàn hơn . Tại I-rắc , thường dân vô tội đã nhiều lần trở thành đối tượng của các cuộc tấn công khủng bố . Các vụ đánh bom khủng bố xẩy ra tại các nơi Ma-rốc , Thổ Nhĩ Kỳ , Tây Ban Nha v.v tỏ rõ , phần tử khủng bố chưa hề lùi bước bởi chiến tranh I-rắc , trái lại chúng đã tiến hành trả đũa một cách càng ráo riết hơn . Gần đây , ông Za-pa-tê-rô , thủ tướng đắc cử của Tây Ban Nha nêu rõ , việc chống khủng bố chỉ có thể dựa vào tình báo và sự hợp tác quốc tế , chiến tranh chỉ có thể khiến chủ nghĩa khủng bố trở nên điên cuồng hơn .

 

Ngoài ra , tình hình cực kỳ rối ren ở I-rắc hiện nay cũng khiến việc quân Mỹ nên sớm ngày chấm dứt ách chiếm đóng tại I-rắc dần dần trở thành sự nhận thức chung . Xét về thực tế , tuy nhà đương cục Mỹ Anh đã đồng ý chuyển giao chính quyền cho người I-rắc trước ngày 1 tháng 7 , song Mỹ vẫn sẽ duy trì sự có mặt quân sự tại I-rắc trong hai năm tới hoặc thời gian càng lâu dài hơn . Ngoài ra , trên thực tế Mỹ vẫn chưa có ý định từ bỏ công việc tại I-rắc , điều này khiến vai trò của cộng đồng quốc tế tại I-rắc hết sức có hạn . Ngày 19 tháng này , hàng chục nghìn dân chúng I-rắc đã xuống đường Bát-đa , yêu cầu quân Mỹ chấm dứt ách chiếm đóng đối với I-rắc , đồng thời kêu gọi các phái I-rắc hãy giữ gìn đoàn kết , nhanh chóng khôi phục chủ quyền và xây dựng lại quê nhà .