Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-16 17:54:52    
Các đại biểu và ủy viên dự kỳ họp quốc hội và chính hiệp quan tâm vấn đề nam nữ bình đẳng và coi đó là quốc sách cơ bản của nhà nước

cri
Hàng năm , trong thời gian TQ tổ chức hội nghị chính hiệp và kỳ họp quốc hội đều đúng vào dịp mồng 8 tháng 3, ngày quốc tế phụ nữ hàng năm đều trở thành tiêu đề bàn luận của hai kỳ họp. Năm nay lại đúng là năm tuyên truyền nam nữ bình đẳng là quốc sách cơ bản của nhà nước. Phóng viên đã phỏng vấn các đại biểu, ủy viên của các địa phương về vến đề này. Khi trả lời phỏng vấn các đại biểu và ủy viên không những tỏ ra hiểu rõ vấn đề nam nữ bình đẳng là quốc sách cơ bản và say sưa phát biểu ý kiến về ý nghĩa và giá trị của vấn đề này, mà còn từ góc độ công tác của mình nêu ra phương pháp đối sách để thực thi hành động quốc sách, đây cũng là sự khác biệt lớn trong ngày mồng 8 tháng 3 của hai kỳ họp năm nay so với mọi năm.

Khi nói đến vấn đề nam nữ bình đẳng là quốc sách cơ bản của nhà nước, ông Thư Huệ Quốc, từng giữ chức bộ trưởng bộ nhân sự, hiện là phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế nông nghiệp và nông thôn của quốc hội TQ nói, hiện nay, bộ nhân sự nhiều nữ vụ trưởng rất có tài năng, mà hàng năm, trong số những công chức thi vào bộ nhân sự cũng có rất nhiều sinh viên nữ. Phụ nữ thường có ưu thế trong việc cư xử và dễ gần gũi hơn nam giới.

Về việc một số nơi trong quá trình tuyển chọn công chức xuất hiện hiện tượng kỳ thị phụ nữ, ông Thư Huệ Quốc nói, trong kế hoạch lập pháp của ủy ban thường vụ quốc hội năm 2004, "luật công chức"được xếp vào hàng đầu, ủy ban thường vụ sẽ tiến hành xem xét nội trong năm nay, và bộ luật công chức này sẽ tiến thêm một bước trong việc thể hiện nam nữ bình đẳng là quốc sách cơ bản của nhà nước.

Khi nói đến vấn đề nam nữ bình đẳng là quốc sách cơ bản của nhà nước, ông Lý Hồng Quy , ủy viên ủy ban giáo dục, khoa học, văn hóa và y tế quốc hội, phó chủ tịch Hội kế hoạch hóa gia đình, phó chủ tịch Hội dân số TQ nhiệt tình nói, hiện nay, ở nhiều khu vực, nhiều ngành nghề còn tồn tại hiện tượng trọng nam khinh nữ với mức độ khác nhau, cụ thể là trong lĩnh vực sinh nở, biểu hiện nổi bật là vấn đề tỷ lệ giới tính trong trẻ sơ sinh.

Ông Lý Hồng Quy nói, muốn xóa bỏ sự kỳ thị giới tính phải ngay từ khi mang thai, đề xướng vấn đề nam nữ bình đẳng làm ngay từ khi trẻ còn nhỏ, phải trừng phạt nghiêm khắc đối với việc "giám định giới tính thai nhi không phải do nhu cầu y học".

Là người phụ nữ, bà Trình Tĩnh Bình đại biểu quốc hội , ủy viên chuyên trách của ủy ban tư vấn quyết sách của thành phố Thượng Hải, thường xuyên tham gia công tác nghiên cứu và đưa ra chính sách và biện pháp kinh tế của thành phố Thượng Hải . Bà khẳng định với phóng viên rằng, trong những quyết sách này, rứt khoát không có những điều khoản kỳ thị phụ nữ. "Thượng Hải đã quán triệt rất tốt quan điểm nam nữ bình đẳng là quyết sách cơ bản của nhà nước ", Bà Bình nở nụ cười rất mãn nguyện: đàn ông Thượng Hải thường rất quan tâm phụ nữ, phụ nữ Thượng Hải cũng có tính tự lập cao, ở Thượng Hải phụ nữ trí thức rất nhiều.

Bà Bình còn nói với phóng viên, chính quyền thành phố Thượng Hải rất coi trọng những kiến nghị hợp lý trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ, sẽ định kỳ kiểm tra tình hình thi hành "quy hoạch phát triển phụ nữ và trẻ em". " Thế nhưng, vẫn có những việc không được như ý muốn." Bà Bình nói, bà đã đưa ra đề án sửa đổi biện pháp tạm hành về việc công nhân về hưu và thôi việc nhằm kiến nghị sửa đổi vấn đề phụ nữ về hưu sớm hơn nam giới.

Là thứ trưởng bộ nông nghiệp, Ông Tề Cảnh Phát đã đặc biệt trình bày về vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp. Ông phân tích rằng, nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân số của TQ, do rất nhiều nam giới đi nơi khác làm việc, khiến phụ nữ trở thành lao động chủ yếu trong nông nghiệp. Trước hiện thực này, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ tức là bảo đảm sản xuất nông nghiệp. Ông Tề Cảnh Phát kiến nghị , một mặt phải ra sức triển khai các hoạt động "học tập và thi đua" trong phụ nữ nông thôn, nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh của phụ nữ.

Mặt khác phải tích cực làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ở nông thôn.