Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-11 15:42:22    
Lớp đào tạo miễn phí dẫn dắt nông dân đi lên con đường làm giầu

cri
Anh Lưu Quốc Phương năm nay 20 tuổi , là một nông dân bình thường ở huyện Thường Sơn tỉnh Chiết Giang miền đông Trung Quốc . Anh Phương tính vốn ít nói , nhưng gần đây lại thích bắt chuyện với mọi người . Nếu có ai hỏi anh : Gần đây anh làm việc gì đấy ? Anh sẽ trả lời : Tôi quản lý máy vi tính tại một nhà máy đấy .

Anh Phương chỉ có trình độ văn hóa cấp 2 , vào thành phố làm việc đã được 4 năm . 4 năm qua , anh làm thợ nề , phu khuân vác , công việc rất vất vả đã đành , mỗi tháng chỉ kiếm được bốn , năm trăm nhân dân tệ . Hiện nay , anh Phương tìm được một việc làm mới , đó là bảo dưỡng máy vi tính tại một nhà máy ở thành phố Ninh Ba cách quê hương anh hơn 200 cây số . Việc làm nhẹ nhàng , mỗi tháng lại kiếm được 1300 nhân dân tệ . Anh Phương vui vẻ nói với phóng viên rằng , nhờ chính quyền địa phương tạo cơ hội cho anh dự lớp đào tạo miễn phí , nên anh mới tìm được một công việc tốt như vậy .

Thì ra , muà hè năm ngoái , chủ nhiệm ủy ban tự trị dân làng đưa cho anh Phương một mảnh giấy lớn bằng bàn tay và nói , đây là tấm phiếu đào tạo trị giá 200 đồng nhân dân tệ do chính quyền Huyện cấp phát , bà con nông dân muốn học gì lên huyện lỵ tìm một lớp đào tạo để học , không phải trả tiền học phí . Anh Phương cầm tấm phiếu đào tạo này lên lớp máy vi tính mà bấy lâu nay anh rất muốn học nhưng không có cơ hội học . Anh Phương nói :

" Đằng nào ở nhà cũng không có việc gì , tôi nghĩ cứ đi thử cái đã . Tôi học khoảng một tháng . Khi bắt đầu học , chủ yếu học đánh chữ , sau đó dần dần biết sử dụng một số phần mềm thường dùng , khi ra ngoài làm việc bằng máy vi tính đã rất thành thạo . "

Anh Phương cho biết , nhiều thanh niên làng anh cũng tìm được việc làm vừa ý sau khi được đào tạo như vậy . Người nghĩ ra biện pháp giúp nông dân nâng cao kỹ năng này là ông Chu Liễu Quân—chủ tịch Huyện Thường Sơn .

Trong hai năm giữ chức chủ tịch huyện , ông Chu Liễu Quân luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để tăng thêm thu nhập cho 280 nghìn nông dân của Huyện . Ông Quân hiểu rằng , nếu nông dân chỉ biết làm ruộng thì khó tăng thêm thu nhập lớn , vì vậy ông nghĩ ra cách đào tạo miễn phi cho nông dân . Tất cả bà con nông dân ở làng , xã , thị trấn kém phát triển và những người hưởng trở cấp đảm bảo đời sống tối thiểu , đều được cấp phát phiếu đào tạo và tham gia một khóa đào tạo miễn phí trong vòng 5 năm . Ông Quân cho biết :

" Về việc tạo điều kiện để bà con nông dân được đào tạo miễn phí , tôi nghĩ thế này , bà con tìm việc khó , chủ yếu là do trình độ và kỹ năng kém . Tạo cơ hội đào tạo miễn phí cho nông dân , chính là để nông dân tự mình lựa chọn và tham gia lớp đào tạo bằng phiếu đào tạo với tiền đề tự nguyện . Chính quyến bỏ tiền trả học phí , trên thực tế là bảo vệ sức sản xuất và nâng cao sức sản xuất . "

Chính sách đào tạo nông dân của huyện Thường Sơn đưa ra một năm nay đã thu được những hiệu quả nổi bật . Năm 2003 , trong hơn 6400 nông dân ra ngoài làm việc , có hơn 3700 người nắm được một kỹ năng thông qua phương thức đào tạo này, trong đó có người lấy được chứng chỉ nghề nghiệp được nhà nước công nhận . Lương tháng của họ nói chung là trên 1300 nhân dân tệ . Năm 2003 , thu nhập của nông dân huyện Thường Sơn tăng 12,4% so với năm 2002 , lớn hơn rất nhiều so với mức tăng thu nhập bình quân của nông dân Trung Quốc là 4,3% .

Nông dân huyện Thường Sơn đều cảm thấy việc được dự lớp đào tạo rất bổ ích , và rất qúy trọng cơ hội này . Tại huyện lỵ và thị trấn huyện Thường Sơn , phóng viên nhìn thấy , rất nhiều biển đề chữ Lớp đào tạo máy vi tính , Lớp đào tạo nhân viên bảo vệ , Lớp đào tạo người giúp việc , Lớp đào tạo may mặc , Lớp đào tạo người nuôi trẻ, và ở đó có rất nhiều nông dân ra vào . Bà Ngô Giải Cần –người phụ trách lớp đào tạo cho biết :

" Bà con nông dân học hành rất chăm chỉ . Hai người dùng chung một máy vi tính , học từ sáng đến 11-12 giờ trưa , ra ngoài ăn một bát mì rồi quay lại học tiếp . Bà con nông dân không đủ tiền dự lớp đào tạo , chính quyền bỏ tiền ra để bà con học tập , bà con mừng lắm ."

Ông Trương Hiểu Minh , ngoài 40 tuổi , ông mở một lớp đào tạo . Ông nói với phóng viên , nhờ mở lớp đào tạo mà tôi tăng thêm thu nhập , hơn nữa làm việc cho chính phủ , không lo không kiếm được tiền . Ông Minh nói :

" Chúng tôi lấy phiếu đào tạo đổi lấy tiền , học viên tham gia một khóa đào tạo , mỗi người đóng 200 nhân dân tệ , học hơn 20 ngày . Học viên chưa đạt tiêu chuẩn , chúng tôi cho học tiếp miễn phí . Mở một khóa đào tạo như vậy chúng tôi ̉ kiếm được mấy nghìn nhân dân tệ . "

Một tấm phiếu đào tạo tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân tham gia đào tạo và người mở lớp đào tạo , lôi kéo cả huyện phát triển rầm rộ . Cách làm này của huyện Thường Sơn hiện đã được khẳng định và phổ biến trong toàn tỉnh Chiết Giang . Cuối năm ngoái , sở nông nghiệp tỉnh Chiết Giang đưa ra quy hoạch đào tạo kỹ năng cho nông dân trong 5 năm tới , khuyến khích nông dân lựa chọn nội dung đào tạo để nắm được một kỹ năng , kinh phí đào tạo do chính quyền cung cấp .