Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-11 13:06:18    
Văn tự giáp cốt

cri

Văn tự giáp cốt là tư liệu về chữ viết cổ hết sức quan trọng của Trung Quốc . Đa số văn tự giáp cốt được khai quật tại Ân Khư , tức di chỉ đời Ân Thương nổi tiếng nằm ở miền tây bắc thành phố An Dương tỉnh Hà Nam . Nơi này là di chỉ kinh đô cuối đời nhà Ân Thương , có niên đại từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 11 trước công nguyên , nên mới gọi là Ân Khư .

Văn tự giáp cốt được khai quật tại Ân Khư là tư liệu chữ viết chủ yếu thời kỳ cuối đời Thương , cơ bản là ghi chép bói toán của nhà thống trị đời Thương . Thong thời kỳ cuối đời nhà Thương , những người quản lý việc bói toán của nhà vua thường khắc lý do và kết quả bói toán cũng như tình hình ứng nghiệm trên mai ruà hoặc xương bả vai con bò . Những chữ viết này chính là vặn tự giáp cốt .

Hiện nay đã phát hiện khoảng 4000 con chữ giáp cốt tại Ân Khư , trong đó có nhiều văn tự chỉ sự , tượng hình và hội ý , cũng có nhiều văn tự hình thanh . Có thể nói , văn tự lúc bấy giờ đã phát triển thành hệ thống văn tự có thể ghi lại tiếng Hán một cách hoàn chỉnh .

Từ cuối thế kỷ 19 , cụ thể là từ năm 1898 và năm 1899 , văn tự giáp cốt Ân Khư được giám định là văn tự cổ và được những nhà kim thạch và nhà chơi đồ cổ cất giữ . Hơn 100 năm nay ,đã khai quật hơn 100 nghìn tấm mai ruà và xương bả vai khắc văn tự tại Ân Khư .

Ngoài nội dung bói toán ra , văn tự giáp cốt còn bao hàm nhiều nội dung phong phú khác , các nhà khoa học và học giả có thể căn cứ vào đó nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau .