Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-18 15:27:46    
Kỹ thuật in Trung Hoa

cri
Kỹ thuật in là một phát minh vĩ đại của TQ, xưa nay được coi là một trontg 4 phát minh thời cổ TQ. Việc phát minh và phổ biến sử dụng kỹ thuật tin, không những đã thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá nền văn hóa Trung hoa, mà còn gây ảnh hưởng to lớn cho nền văn hóa toàn thế giới.

Kỹ thuật in bản khắc là khắc ngược chữ, hình thù v.v. trên mặt gỗ hay vật liệu khác, rồi bôi mực, xếp giấy và in ấn. Bản gỗ phải có mặt bằng hoàn chỉnh và không tháo ra được. Cách in bản gỗ hoàn chỉnh này gọi là kỹ thuật in bản. Kỹ thuật in bản khắc của TQ là kỹ thuật in bản được phát minh sớm nhất. Cội nguồn có thể truy đến 2 kỹ thuật cổ truyền TQ: một là kỹ thuật khắc bia và rập bia, hai là kỹ thuật khắc dấu.

Đời nhà Tống là thời đại hoàng kim đầu tiên của kỹ thuật in bản khắc TQ, lại là thời đại phát minh kỹ thuật in chữ rời, là một thời đại cực kỳ quan trọng trong lịch sử của TQ và thế giới.

Đời nhà Tống rất thịnh hành kỹ thuật in bản khắc. Nội dung in đề cập tới các bộ kinh điển tôn giáo như Kinh Sử Tử Tập, Phật Giáo, Đạo Giáo v.v.; cũng bắt đầu in các bộ Tùng Thư lớn và bộ sách lớn gồm hàng nghìn cuốn thậm chí mấy nghìn cuốn; hơn nữa ngành in sách bản khắc khá phổ biến tại nhiều nơi trong nước, và còn xuất hiện mấy trung tâm in sách bản khắc lớn.

Trung tâm in bản khắc trong thời Bắc Tống là 3 nơi gồm Hàng Châu, Phúc Kiến và Tứ Xuyên.

Hàng Châu là "Thủ đô lâm thời" của Nam Tống. Sau khi Quốc Tử Giám được xây lại tại đây, thì có nhiều loại sách đã được khắc in trong điều kiện có lợi tại đây.

Trong thời kỳ Ngũ Đại, Tứ Xuyên đã trở thành khu trung tâm kỹ thuật in bản khắc đầu tiên của TQ. Đến đời Nam Tống thì càng hình thành hai trung tâm kỹ thuật in bản khắc lớn mà nòng cốt là Thành Đô và Mi Sơn. Tiếc rằng, trung tâm kỹ thuật in bản khắc của Tứ Xuyên đã bị sa sút nhanh chóng, và cũng không sao khôi phục lại trình độ xưa kia, sau khi bị quân Nguyên cướp phá vào cuối đời nhà Tống và đầu nhà Nguyên.

Kỹ thuật in chữ rời, còn gọi là kỹ thuật bản in sắp chữ, là kỹ thuật in trên bản có mặt bằng xếp nhiều chữ rời và được sử dụng nhiều lần. Đây là một sáng tạo mang tính cách mạng cho cách in trên cơ sở thành thạo kỹ thuật in bản khắc. Theo ghi chép trong cuốn Mộng Khê Bút Đàm của Thẩm Quát đời Bắc Tống, thì kỹ thuật này do Tất Thăng – một thường dân không có chức tước gì phát minh vào năm Khánh Lịch tức từ năm 1041 đến năm 1048. Theo Thẩm Quát nói, thì Tất Thăng đã phát minh loại chữ rời này bằng đất nung mỗi chữ một thanh và mỏng như đồng tiền. Xếp các chữ này theo một thứ tự nhất định rồi đặt lên bàn sắt bằng phẳng trên có bôi nhựa thông, sáp v.v., rồi lấy thanh gỗ phẳng ép đều và trở thành mặt bản in như một bản khắc vậy. Sau đó có thể in. In xong một bản, lấy lửa hơ đáy bàn sắt, nhựa thông chảy tan, các chữ rụng rời và có thể xếp lại một bản khác. Nếu chỉ in vài trang, thì cách in này không nhanh, nhưng nếu in hàng trăm hàng nghìn quyển sách, thì cách in này nhanh hơn nhiều so với cách in bản khắc.

8,9 trăm năm sau khi Tất Thăng phát minh kỹ thuật in chữ rời, kỹ thuật in truyền thống này của TQ đã có bước phát triển vượt bậc, xuất hiện những phát minh mang tính tìm tòi về chất liệu rời, và kỹ thuật in chữ rời cũng được hoàn thiện hơn nữa.

Vào năm Đại Đức Nguyên Thành Tông tức từ năm 1297 đến năm 1307, trước sự khơi gợi trực tiếp của việc in bản gỗ bằng kỹ thuật in bản khắc, Vương Trinh – Nhà Nông học nổi tiếng đã dùng chữ rời gỗ để in sách. Bài "Cách in sách bằng chữ rời" kèm theo trong cuốn Nông Thư, Ông đã ghi lại dây chuyền công nghệ sáng tạo này: Một là, dùng cây lê cây táo có chất gỗ không dễ biến dạng làm chữ rời; Hai là, dùng thanh tre kẹp ở giữa các chữ rời, đây là đầu nguồn của thanh kẹp chữ chì trong kỹ thuật in ti-pô sau này; Ba là, ngăn ô cất chữ và quay vòng tra chữ. Sau đó, ngành in sách chữ rời gổ đã bắt đầu phổ biến tại vùng Giang Nam trong đời nhà Nguyên và còn lưu truyền tới các vùng dân tộc. Động Mạc Cao Đôn Hoàng từng phát hiện mấy trăm chữ rời gỗ thuộc loại chữ Vây-ua, là chứng vật chữ rời sớm nhất được bảo tồn hiện nay trên thế giới.

Thành phẩm sách in bằng chữ rời sớm nhất được bảo tồn hiện nay của TQ, nói chung là bản in chữ rời đồng vào giữa đời nhà Minh (tức nửa cuối thế kỷ 15). Mà trung tâm kỹ thuật in khắc này là Tô Châu, Vô Tích và Nam Kinh.

Đời nhà Thanh là thời đại hồi tỉnh khi hấp hối cho sự phát triển tới đỉnh cao của kỹ thuật in chữ rời kiểu TQ với đặc điểm: Một là, các kỹ thuật in chữ rời trăm hoa đua nở; Hai là, Hoàng gia coi trọng, xây công trường cơ quan nhà nước chuyên doanh in chữ rời.

Kỹ thuật in bản chữ rời của Đời nhà Thanh chủ yếu vẫn dùng chữ rời gỗ, kỹ thuật in này đã đạt trình độ chín muồi, tiêu biểu là chữ rời gỗ cũng như thành quả ấn phẩm rất tinh tế và nhiều đời sau khó mà sánh kịp đã được sáng lập trong Triều đình vào giữa đời Vua Càn Long. Lúc đó tổng cộng đã khắc được hơn 250 nghìn chữ rời bằng gỗ cây táo, còn chế ra chọn bộ công cụ lên khuôn và được in tại điện Võ Anh trong Cố Cung.

Khoảng vào thế kỷ thứ 9, đã xuất hiện kỹ thuật in lồng hai màu. Đánh dấu cho sự định hình bản in lồng là xuất hiện kỹ thuật in nhiều bản và nhiều màu. Có nghĩa là khắc chữ hay tranh ở vị trí khác nhau trên vài bản in có quy cách giống nhau, rồi lần lượt bôi màu khác nhau và chia vài lần in lên cùng một tờ giấy. Đây là "lên khuôn" và "in lồng màu". Thường thấy nhất là "bản mực son" gồm màu đen màu đỏ, còn có "bản 3 màu", "bản 4 màu" thậm chí "bản 6 màu" v.v., các bản có 3 màu trở nên gọi là "bản nhiều màu".

Kỹ thuật in – một trong 4 phát minh lớn của TQ có ảnh hưởng đến thế giới, trước tiên đã trực tiếp tuyền sang các nước láng giềng.

Có thể nói Bán đảo Triều Tiên thời cổ là khu vực chịu ảnh hưởng sớm nhất của nền văn minh Trung Hoa. Kỹ thuật in Triều Tiên có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật in Trung Hoa. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 11, Triều Tiên đã có sách in. Cuốn Tái Khắc Cao Li Tạng với hơn 80 nghìn bản được khắc từ năm 1236 đến năm 1251, là một bản khắc Tùng Thư lớn được bảo tồn sớm nhất, nhiều nhất và đầy đủ nhất hiện nay trên thế giới.

Điều cần nhắc ở đây là Triều Tiên thời cổ đã có cống hiến cho kỹ thuật in bản chữ rời. Kỹ thuật in chữ rời đất keo truyền từ TQ, đã khiến họ nhanh chóng tạo ra chữ rời gốm; khoảng 70 – 80 năm sau khi Vương Trinh tạo ra chữ rời gỗ, Triều Tiên đã có Cuốn Thông Giám Cương Mục in bằng chữ rời gỗ. Khoảng năm 1234, sau khi tìm đọc bản ghi chữ rời của Thẩm Quát, họ tự chế chữ rời, kết hợp với phương pháp đúc dấu đồng học được từ TQ, thúc đẩy kỹ thuật này và lần đầu tiên phát minh cách in chữ rời đồng. Các cuốn sách in bằng kỹ thuật chữ rời đồng của Triều Tiên nhiều hơn TQ. Họ còn sử dụng chữ rời chì và chữ rời sắt sớm hơn TQ. Qua đó cho thấy, Triều Tiên là một dân tộc giàu tính sáng tạo về kỹ thuật in chữ rời, là một dân tộc từng có cống hiến trên lịch sử in thế giới.

Bộ Kinh Phật cuối thế kỷ thứ 9 là bản in có ghi rõ thời gian in của Nhật. Các tác phẩm in bản khắc sớm nhất của Nhật hầu như đều là Kinh Phật. Sách in bằng chữ rời của Nhật muộn hơn TQ và Triều Tiên, kỹ thuật in chữ rời của nhật có thể truyền từ Triều Tiên. Sử liệu chứng minh, thậm chí nhiều chữ rời đồng sớm nhất của Nhật là do Tô-yô-tô-mi Hi-đê-yô-si cướp đoạt trong khi xâm lược Triều Tiên. Đương nhiên, người Nhật rất hiếu học kinh nghiệm của người khác. Sau khi nắm được kỹ thuật in chữ rời gỗ, họ đã nhanh chóng phổ biến và tạo ra chữ rời liền từ 2 đến 4 chữ với nhau. Các cuốn sách in chữ rời hiện được bảo tồn và phản ánh trên danh mục đều nhiều hơn các nước khác. Nhật còn từng mời chuyên gia TQ đúc thêm chữ rời đồng, nhằm bổ sung những thiếu sót khi cướp đoạt tại Triều Tiên.

Kỹ thuật in TQ còn từng truyền tới phía nam như VN, Phi-líp-pin v.v.. Truyền tới phía tây qua con đường tơ lụa, tới I-ran Châu Á và Ai Cập Châu Phi v.v.. Đây đều là các văn vật và chứng vật được bảo tồn, hoặc văn tự được ghi lại. Tiếp sau nữa là Châu Âu. Nguyên lý của kỹ thuật in chữ rời cũng như bản ghi chép dây chuyền công nghệ đã được truyền tới người Châu Âu qua con đường tơ lụa, trở thành Ông tổ của Gu-ten-bớc – người Đức phát minh kỹ thuật in chữ rời cận đại. Tất Thăng – người TQ phát minh kỹ thuật in chữ rời sớm hơn người Đức khoảng 400 năm.