Theo tin Đài chúng tôi, ngày 8, kỳ họp thường niên Quốc hội TQ đang diễn ra tại Bắc Kinh đã bắt đầu bước vào một trình tự quan trọng, đó là xem xét dự thảo hiến pháp sửa đổi. Những nội dung sửa đổi lần này càng thể hiện rứt khoát hơn về tinh thần bảo vệ tài sản tư hữu hợp pháp và các quyền lợi khác của công dân.
Hiến pháp hiện hành của TQ là được ấn định vào năm 1982, trong đó cũng có qui định về bảo vệ quyền tài sản tư hữu của công dân, thế nhưng dự thảo hiến pháp sửa đổi lần này đã rứt khoát hơn các qui định tương quan. Trong bản dự thảo này đã xuất hiện cụm từ "tài sản tư hữu hợp pháp của công dân là không bị xâm phạm", đồng thời thay cụm từ "quyền sở hữu" trong hiến pháp hiện hành thành "quyền tài sản". Về nguyên nhân có sự sửa đổi nói trên, phó chủ tịch Quốc hội TQ Vương Triệu Quốc khi giải trình trước quốc hội về dự án sửa đổi hiến pháp đã giải thích rằng:
"Cùng với kinh tế phát triển và đời sống nhân dân được nâng cao, tài sản tư nhân của công dân phổ biến được tăng lên với mức độ khác nhau, nhất là ngày càng có nhiều công dân có tư liệu sản xuất tư nhân, quần chúng có yêu cầu bức xúc hơn về bảo vệ tài sản của mình bằng pháp luật. Tiến hành sửa đổi như vậy, một là để rứt khoát hơn việc Nhà nước bảo vệ rài sản tư hữu hợp pháp của toàn thể công dân, phạm vi bảo vệ bao gồm tư liệu đời sống, cũng bao gồm tư liệu sản xuất. Hai là thay cụm từ "quyền sở hữu' trước đây thành "quyền tài sản" sẽ càng thêm chính xác và toàn diện về hàm ý quyền lợi".
Giáo sư Vương Chấn Dân, viện luật học Trường Đại học Thanh Hoa TQ làm công tác nghiên cứu hiến pháp lâu nay đã đánh giá cao đối với những sửa đổi nói trên. Ông nói:
"Tôi cho rằng đưa việc bảo vệ tài sản tư hữu hợp pháp của công dân ghi vào hiến pháp là nội dung quan trọng nhất trong sửa đổi hiến pháp lần này. Sự sửa đổi này vừa mở rộng nền tảng chính quyền Nhà nước, lại thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hỡn nữa cũng thể hiện sự bình đẳng, đó là mọi tài sản miễn là hợp pháp thì bất kể tư hữu hay quốc hữu đều bình đẳng. Điều này cũng phù hợp với tinh thần cơ bản của thể chế chính trị lập hiến'.
Về sự sửa đổi nói trên có lợi cho thúc đẩy phát triển kinh tế nhà nước, giáo sư Vương Chấn Dân giải thích rằng, do trong hiến pháp hiện hành không qui định rứt khoát phải bảo vệ tư liệu sản xuất của tư nhân, nên một số nhà doanh nghiệp tư doanh sau khi kiếm được tiền đều lo lắng doanh nghiệp phát triển lớn mạnh liệu có bị công hữu hoá và quốc hữu hóa hay không. Bởi vậy họ không dám mạnh dạn mở rộng tái sản xuất. Nhưng nếu hiến pháp có sự sửa đổi nói trên thì hiển nhiên sẽ có lợi làm tiêu tan sự lo ngại nói trên của họ.
Ông Đoàn Vĩnh Cơ, ủy viên Chính hiệp, là một nhà doanh nghiệp tư doanh nổi tiếng và là phó chủ tịch Hội liên hiệp công thương toàn Trung Hoa. Ông cho rằng việc tiến hành sửa đổi hiến pháp là một cột mốc trong xây dựng thể chế kinh tế thị trường của TQ. Ông nói:
"Đặc điểm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường tức là điều động các thành viên trong toàn xã hội đều nỗ lực lập nghiệp. Một thành viên xã hội muốn tham gia vào hoạt động lập nghiệp thì cần phải có sự khích lệ nội tại, những thành quả do họ tạo ra cần phải được pháp luật bảo vệ. Tôi cho rằng việc sửa đổi hiến pháp lần này trên thực tế là một tiêu chí quan trọng ngày càng hoàn thiện của thế chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, ắt sẽ khích lệ càng nhiều người đi lên con đường lập nghiệp".
Ngoài việc rứt khoát hơn vê bảo vệ tài sản tư hữu ra, một nội dung quan trọng khác trong dự thảo hiến pháp sửa đổi lần này là tăng thêm điều "Nhà nước tôn trọng và đảm bảo nhân quyền". Đây cũng là một điểm nóng được xã hội quan tâm. Về việc này, giáo sư Hồ Cẩm Quang, viện luật học Trường đại học Nhân dân TQ cho rằng: cùng với xã hội TQ phát triển, ý thức về quyền lợi, tự do và bình đẳng của đông đảo nhân dân được tăng cường hơn nữa, việc tăng thêm điều này trong dự thảo hiến pháp sửa đổi lần này chính là sự thể hiện về ý chí của công dân. Ông nói:
"Một trong những đặc trưng bản chất của Hiến pháp là đảm bảo nhân quyền. Việc tăng thêm điều này trong hiến pháp là nhất trí với cốt lõi của Bộ hiến pháp".
|