Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-08 16:32:53    
Tiễn tại huyền thượng

cri

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Thái bình ngự lãm".

Thời Tam quốc, Viên Thiệu trong đám quân phiệt phương bắc với dã tâm to lớn, khi thấy Tào Tháo đang nổi lên sẽ trở thành mối uy hiếp lớn đối với mình, bèn chĩa mũi nhọn về phía Tào Tháo.

Bấy giờ, dưới trướng của Viên Thiệu có một viên thư ký tên là Trần Lâm, đã soạn thảo một bài văn hịch Dự Châu cho Viên Thiệu, hô hào các nơi cùng tiến đánh Tào Tháo. Bài văn hịch với lời lẽ đanh thép này, Trần Lâm đã phanh phui hết mọi tội danh của Tào Tháo, thậm trí còn bới móc ông tổ ba đời của Tào Tháo ra chửi mắng thậm tệ. Cuối cùng, lời hịch hô hào các Châu Huyện cùng khởi binh tiến đánh Tào Tháo.

Lúc này, Táo Tháo đang mắc bệnh đau đầu khá nặng. Hôm đó, giữa lúc Tào Tháo lại phát bệnh đau đầu, thì tùy tùng đem hịch văn do Trần Lâm khởi thảo vào trình với Tào Tháo. Mặc dù những lời lẽ trong tờ hịch này thật khiến Tào Tháo vô cùng chán ngán, nhưng lối hành văn tuyệt diệu này thật khiến Tào Tháo không thể không công nhận tài năng của Trần Lâm.

Tào Tháo càng đọc càng thêm hứng thú và đầu cũng chẳng thấy đau nhức nữa. Nhưng khi biết một người có tài như Trần Lâm lại làm việc cho Viên Thiệu, thì Tào Tháo không khỏi cảm thấy đáng tiếc.

Nhưng cuối cùng thì Tào Tháo cũng đã đánh bại Viên Thiệu hênh hoang bất tài, Trầm Lâm đành phải quy hàng và làm việc cho Tào Tháo.

Một hôm, Tào Tháo mới trách hỏi Trần Lâm rằng: "Ông viết hịch cho Viên Thiệu chửi rủ ta đã đành, nhưng đằng này ông lại lôi hết ông tổ ba đời của ta ra chửi mắng thậm tệ là cớ làm sao?". Trầm Lâm tạ tội rằng: "Tình hình lúc bấy giờ có khác nào tên đã nạp trên dây cung, không thể không bắn nó ra".

Tào Tháo cảm thấy Trần Lâm nói cũng có lý, nên không bắt tội nữa và phong ông làm Tư Không tham mưu tế tửu.

Hiện nay, người ta vẫn dùng thành ngữ "Tiễn tại huyền thượng" để ví với sự việc đã đến lúc không thể không làm, hoặc lời nói đã tới lúc không thể không nói.