Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-03 16:35:38    
Dân tộc Hơ Chơ và dân tộc Ơ Uôn Khơ ở tỉnh Hắc Long Giang

cri
Người Hơ Chơ phần lớn sinh sống ở ven con sông Ô Tô Lý miền đông bắc tỉnh Hắc Long Giang, dân số chỉ khoảng 4000 người. Do họ chủ yếu sinh sống ở vùng giá rét, mùa băng tuyết ở đây kéo dài hơn 7 tháng trời là một cảnh đẹp độc đáo của địa phương. Điều càng đặc biệt là, do họ đời đời kiếp kiếp sinh sống ở ven sông, nên phần lớn người Hơ Chơ đều giỏi nghề đánh bắt cá, hơn nữa cuộc sống của họ không thể tách rời với cá, họ ăn cá và còn dùng da cá để khâu quần áo mặc.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về đời sống và phong tục tập quán của người Hơ Chơ, thì vào tháng 6 hãy đến đây tham gia ngày hội U Dư Công quan trọng nhất của người Hơ Chơ.

U Dư Công trong tiếng dân tộc Hơ Chơ có nghĩa là tưng bừng vui vẻ. Ngày hội này cứ hai năm tổ chức một lần, thường thì kéo dài hai ba ngày. Ngày hội này thường được tổ chức vào mùa hè, bời vì lúc này băng tuyết đã tan, cây cối xanh tươi um tùm, cá ở dưới sông cũng tung tăng nô nức hẳn lên, ngày đông giá lạnh qua đi và người Hơ Chơ đã bắt đầu bừng tỉnh. Cũng có thể do bị gò bó trong suốt một mùa đông, nên người Hơ Chơ muốn thư giãn gân cốt, hay cũng có thể do họ muốn bày tỏ niềm hân hoan đốn với nắng ấm ngày hè, nên dân tộc Hơ Chơ đã nô nức tổ chức ngày hội U Dư Công.

Nội dung của ngày hội này thật là phong phú, đa dạng. Ban ngày thì có các cuộc thi như: Phóng lao, bơi lội, đua thuyền, kéo co, bắn cung v v, trong đó phóng lao là môn thi đặc sắc nhất, nó là môn sở trường của người Hơ Chơ tập luyện trên cạn để đánh bắt cá. Đối với một dân tộc chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá mà nói, muốn giỏi phóng lao bắt cá thì thường ngày phải ra sức tập luyện, chứ không thể nhờ vào vận may.

Ngày hội sôi nổi nhất là vào ban đêm. Khi màn đêm đã buông xuống, Người Hơ Chơ bèn tổ chức tiệc rượu bên đống lửa. Các thiếu nữ và chàng trai người Hơ Chơ vừa hát vừa múa vây quanh đống lửa. Khi vui chơi ca múa đã mệt rồi thì tiệc rượu đã bày sẵn đủ loại món ăn, đương nhiên món cá là nhiều hơn cả. Dân tộc Hơ Chơ thích ăn cá và thường dùng món gỏi cá để tiếp khách. Nghe nói gỏi cá có tới khoảng 10 món.

Người Hơ Chơ thích ăn cá, mà ngay đến áo mặc của họ cũng bằng da cá, cũng chính vì vậy mà dân tộc Hơ Chơ còn được gọi là bộ tộc " Da cá''. Vậy áo bằng da cá được làm như thế nào? Chị Dương Nguyên chuyên nghiên cứu về phục trang dân tộc thiểu số giới thiệu rằng:

" Áo bằng da cá là một loại trang phục độc đáo của dân tộc Hơ Chơ TQ, dân tộc Hơ Chơ cũng là một dân tộc duy nhất trên thế giới mặc áo da cá. Vì áo da cá dùng để mặc vào mùa hè nên thường là kiểu ngắn, nó hơi giống áo vạt rộng của người Hán. Áo da cá thường còn được trang điểm thêm, nhưng thường thì dùng da hươu nai đã nhuộm màu cắt thành các kiểu hoa văn, rồi khâu trên cổ áo hay vạt áo da cá, khiến áo càng đẹp và nổi hơn ".

Văn hóa phục trang bằng da cá của dân tộc Hơ Chơ đã phản ánh được tài trí thông minh của người Hơ Chơ dưới môi trường xã hội và trình độ sản xuất thời bấy giờ, họ đã thích ứng với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên. Nhưng người Hơ chơ ngày nay chỉ có rất ít người mặc áo da cá.

Dân tộc Ơ Uôn Khơ chủ yếu sinh sống trong một khu rừng nguyên thủy ở miền bắc Hắc Long Giang. Truyền rằng tổ tiên người Ơ Uôn Khơ đi săn bắn trong rừng bắt được khá nhiều nai. Do nai quá nhiều nên họ thử nuôi nai trong chuồn, rồi từ đó bắt đầu sống bằng nghề nuôi nai. Do Ơ Uôn Khơ là một dân tộc du cư săn bắn, thường phải di chuyển đi nơi khác, mỗi lần như vậy đều nhờ vào nai tải đồ. Do đó họ có mối cảm tình sâu sắc với nai, họ coi nai như con của mình, không những đặt tên rất hay cho chúng, mà còn trang điểm cho chúng bằng các dải vải màu và đeo chuông đồng lấp lánh. Nếu như có con nai nào chết thì họ than khóc thật vô cùng thảm thiết. Theo tập tục cổ thì nai còn là vật sính lễ khi cưới xin. Khi tổ chức hôn lễ, cô dâu chú rể dắt nai đi vòng quanh mấy vòng ngôi lều mới của mình, cầu mong cho người nhà đông đúc, đàn nai béo khỏe.

Hiện nay, người Ơ Uôn Khơ sinh sống trong rừng sâu nguyên thủy đã ngày càng ít đi. Chính phủ TQ đã cho di rời phần đông người Ơ Uôn Khơ đến cư trú ở vùng đồng bằng,điều này không những khiến cuộc sống của họ được đảm bảo hơn, đồng thời cũng bảo vệ được tài nguyên rừng một cách hữu hiệu hơn. Nếu bạn có dịp đến thăm gia đình người Ơ Uôn Khơ, họ sẽ rất nhiệt tình đón tiếp bạn, kể cho bạn nghe những mẩu truyện thuần dưỡng nai của người Ơ Uôn Khơ. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu hơn nữa về người Ơ Uôn Khơ thì hãy đến thành phố Nột Hà, một nơi cư trú chủ yếu của người Ơ Uôn Khơ tham gia ngày hội Ngao Bao, một ngày hội tế lễ dân gian truyền thống của họ.

Ngày hội này thường được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Hôm đó, người từ các nơi kéo đến tụ tập tại các Ngao Bao ở gần đó cúng tế. Khi tế lễ, trước tiên là tổ chức đua ngựa, sau đó bày oản ra để các Lạt Ma tụng kinh tế lễ, những người đến dự nô nức xếp thêm đá lên Ngao Bao. Khi cúng tế xong, người Ơ Uôn Khơ vừa múa vừa hát chung vui ngày lễ này.

Đã là ngày lễ thì chắc chắn là có tiệc tùng. Người Ơ Uôn Khơ không những rất hiếu khách, mà còn rất trọng lễ nghi. Khi khách đã ngồi xuống, nữ chủ nhân sẽ mời họ bằng chè sữa, sau đó nấu nướng thịt mời họ. Nếu là khách quý thì họ thường mời bằng sữa nai. Ngoài ra, người Ơ Uôn Khơ đã tiếp khách là phải uống rượu, ngoài rượu trắng ra, nhà nào nhà nấy đều có rượu quả dại tự mình trưng cất. Khi khách ăn cơm, nữ chủ nhân sẽ dùng hai tay bưng từng bát một mời khạch, cho tới khi khách ăn no mới thôi.