Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-01 15:35:10    
Tập tục tang vui cưới khóc của dân tộc Thổ Gia

cri
Thông thường thì lễ cưới là chuyện vui, lễ tang là chuyện buồn. Nhưng đối với dân tộc Thổ Gia sinh sống tại vùng núi Đại Ba, Võ Lăng miền Trung miền Tây Trung Quốc thì ngược lại, họ quan niệm rằng, các cô gái đi lấy chồng phải xa bố mẹ và anh chị em trong nhà, là chuyện đáng buồn, phải khóc lóc mới được; còn người thân qua đời, có nghĩa là cuộc đời người thân đã kết thúc vẹn toàn, người nhà và hàng xóm nên vui mừng tiễn đưa mới phải, cho nên trong lễ tang phải ca múa, vui vẻ tiễn người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Quan niệm về sống chết của dân tộc Thổ Gia rất thoáng đạt. Họ tin vào nguyên tắc "nhộn nhịp tiễn đưa người quá cố, vui vẻ tổ chức lễ tang", quang cảnh lễ tang rất nhộn nhịp.

Trước làng dân tộc Thổ Gia, nếu nghe thấy tiếng kèn xô-na, tiếng la, tiếng trống nhộn nhịp từ nhà nào vang lên, thì dân làng biết ngay là nhà ấy có người quá cố và đến dự lễ tang. Trước linh đường, ông đồng bà cốt mỗi người cầm một nhạc cụ trong tay, do một ông đồng có tuổi chỉ huy nhảy muá. Lúc đó, những người dự tang lễ cũng nhảy theo, mấy người làm thành một nhóm nhảy theo nhịp trống và lời hát, từng nhóm một nhảy muá ca hát trước linh đường, đó tức là "nhảy tang" vui nhộn của người dân tộc Thổ Gia.

Người dân tộc Thổ Gia "nhảy tang" tượng trưng cho tình nghĩa làng xóm. Thông thường thì một nhà có tang, cả làng đến dự. "Nhảy tang" vừa để ca tụng công đức của người quá cố, an ủy gia quyến, vừa để khuyên nhủ giáo dục người đời. Nội dung lời ca thường là : dù là vua chuá tướng quân, rồi cũng vùi dưới lòng đất, dù là quan cao lộc hậu, rồi cũng nằm trong quan tài. Làn điệu bài hát tang lễ khá phong phú, hơn nữa tiết tấu lại rất nhộn nhịp, tạo ra bầu không khí tưng bừng.  

Theo tập tục, cô gái sắp đi lấy chồng phải khóc ít nhất 7 ngày, có khi thậm chí khóc hơn một tháng. Nội dung khóc hát khá phong phú đa dạng, có khi khóc về anh chị em trong nhà, có khi khóc chú bác cô cậu, có khi khóc từ biệt tổ tiên v.v. Có thể nói là nhìn thấy ai thì khóc người ấy, nói tóm lại là phải thể hiện nỗi buồn khổ của mình trước khi đi lấy chồng.

Người Thổ Gia cho rằng, cô dâu khóc càng nhiều, nhà ấy giàu lên càng nhanh. Họ thậm chí đánh giá tài năng và đạo đức của cô dâu bằng trình độ khóc. Cô nào xuất khẩu thành chương, lời bài hát đẹp, vừa khóc nỉ non vừa kể lể nỗi buồn, làm người ta xúc động, khóc đến nỗi khản cả giọng, sưng húp cả hai mắt, sẽ được mọi người khen ngợi. Những cô dâu không biết khóc cưới sẽ bị người ta chê cười. Cho nên, không ít cô gái dân tộc Thổ Gia từ bé đã đi học khóc cưới.

Lời khóc cưới của cô gái dân tộc Thổ Gia trước khi đi lấy chồng thường sáng tác tùy hứng, đầy sức truyền cảm. Cảnh khóc cũng rất tráng lệ. Bà Dương Anh năm nay hơn 50 tuổi, ở làng dân tộc Thổ Gia miền tây tỉnh Hồ Nam. Bà nói, 30 năm trước tôi đi lấy chồng, tôi đã khóc hơn một tháng.

"Trước một tháng chú rể đến đón dâu, cô dâu đã bắt đầu khóc. Các cô gái, bạn học, chị em, hàng xóm cùng tuổi trong làng đều phải đến khóc cùng. Ai cũng đến ngày đi làm dâu, cho nên ai cũng phải khóc, khóc bố mẹ, khóc cô bác, khóc chú dì v.v, khi khóc, phải khóc thật, phải chảy nước mắt."

Khóc cưới không những là nghi lễ và nội dung không thể thiếu được trong lễ cưới của dân tộc Thổ Gia, mà bài hát "khóc cưới" đã trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Thổ Gia. Bà Dương nói, thời đại phát triển, quan niệm cũng đổi thay, cô gái dân tộc Thổ Gia không cần phải khóc đến mức thập tử nhất sinh nữa. Ngoài thị trường có bán băng cát-sét khóc cưới, "khóc" bao nhiêu ngày cũng được. Bà cho rằng, như vậy không những giữ gìn được truyền thống, mà còn có thể bảo vệ sức khoẻ của các cô gái.

Tuy lễ cưới thêm chút vẻ buồn, nhưng trai gái dân tộc Thổ Gia lại được yêu đương tự do. Thông qua hoạt động hát đối, khiêu vũ, thanh niên nam nữ có dịp tiếp xúc tìm hiểu và yêu hau. Sau đó có thể kết hôn trước người chứng hôn, không hề thách cưới. Phần lớn tình ca của dân tộc Thổ Gia đều chứa chan tinh thần đeo đuổi hôn nhân tự do.

Tập tục tang vui cưới khóc của dân tộc Thổ Gia bắt nguồn từ lòng yêu ca muá bẩm sinh của tổ tiên người Thổ Gia. Tuy đã trải qua hơn 2000 năm, nhưng đồng bào dân tộc Thổ Gia vẫn kế thừa phong tục cổ truyền do tổ tiên để lại, đồng thời bổ sung thêm nội dung mới theo tình hình mới. Không biết sau này, tập tục tang vui cưới khóc của dân tộc Thổ Gia có tồn tại trên thế gian này nữa hay không, nhưng có một điều thì có thể biết chắc là người dân tộc Thổ Gia thông minh nhất định sẽ sáng tạo những hình thức phong phú khác để bày tỏ tình cảm của mình.