Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-28 16:49:09    
Một người phụ nữ đọ sức với sa mạc

cri
Kiếp này tôi thà cực nhọc để trị cát, chứ cũng không để cho gió cát chôn vùi .Đây là câu nói của chị Ân Ngọc Trân vừa được bầu là một trong mười phụ nữ kiệt xuất lần thứ tư của TQ .

Chị Trân nói với phóng viên rằng, bước thứ hai chị sẽ xây dựng quê hương mình thành một nông trang xanh biếc, mở tuyến du lịch trên sa mạc .

Khi nghe phóng viên gọi chị là người phụ nữ đọ sức với sa mạc, chị Trân lắc đầu nói, mãi về sau mới dám đương đầu đọ sức với sa mạc, ban đầu tôi đâu dám đọ sức với nó ? Tôi sợ đến hết cả hồn, cứ nghĩ có lẽ đành chịu bó tay ngồi nhìn cát vàng gần như vùi ngập ngôi nhà của mình, nghe tiếng gió thổi vù vù chẳng khác nào như tiếng máy bay, một mình không dám ra khỏi cửa, thế thì anh bảo tôi có sợ không ?

Năm 1985, lúc đó chị Trân mới có 20 tuổi, chị từ một làng nhỏ bé của tỉnh Thiểm Tây về nhà chồng trên sa mạc Mao-u-su tỉnh nội Mông. Nói là một thôn xóm, nhưng thực ra chỉ có gia đình chị. Cả vùng sa mạc bao la hàng mấy chục dặm. Đừng nói là ô tô, ngay cả xe ngựa cũng không thể vào được, bởi nơi đây không có một con đường .

Người chồng chuẩn bị cho chị ngôi nhà cưới chẳng qua là chiếc hầm đất một nửa vùi dưới cát vàng, khi vào nhà phải cúi lưng mới vào được .Cứ nổi gió là cát bụi mịt mù, căn nhà nhỏ bé luôn có nguy cơ bị cát chôn vùi.Khi gió lặng cả nhà phải lập tức lấy xẻng xúc hết những cát ở cửa và trên mái nhà . Điều khiến chị không thể chịu đựng nổi là sự cô đơn và tẻ nhạt trong cuộc sống trên biển cát .

Về nhà chồng đã 40 ngày lần đầu tiên chị mới thấy có một người đi qua cửa nhà mình .

Sống ở nơi khỉ ho cò gáy này, đã có lúc chị Trân muốn bỏ đi nơi khác, nhưng tính cách quật cường của chị khiến chị tin rằng, với sức lao động và sức sáng tạo của con người làm sao phải bỏ chạy ? Chị ngầm hạ quyết tâm: kiếp này thà cực nhọc để trị cát, chứ quyết không để cho gió cát chôn vùi .

Mùa thu năm 1985, chị Trân mang một con cừu đổi được 600 cây giống và dùng lừa thồ 6 chuyến mới mang hết được về , rồi trồng số cây đó xung quanh nhà . Mùa xuân năm sau, những cây chị trồng không chết một cây nào, cả nhà vui mừng hàng mấy đêm không ngủ được. Bắt đầu được hưởng cái lợi, càng tăng thêm lòng quyết tâm trồng cây của chị Trân .

Để mua cây giống,năm nào chị cũng nuôi mấy con lợn béo bán lấy tiền. Ngoài việc duy trì cuộc sống hàng ngày, tất cả thu nhập của gia đình đều dồn vào trồng cây. Có khi từ 3 giờ sáng, chị đã đi vườn ươm giống cách nhà hàng 19 km. Có một lần, vất vả lắm 3 con bò mới leo được lên quả đồi, nhưng ngay lập tức một cơn lốc thổi đến, cuốn hết cây giống xuống chân đồi. Chị Trân lại phải trèo lên trèo xuống vác cây giống xếp lên lưng bò, chị nói, những việc như vậy thì thường xẩy ra như cơm bữa . Có một lần, chị Trân và chồng đang đào hố trồng cây ở một nơi cách nhà hàng mấy chục cây, đột nhiên một cơn lốc ập đến, những cồn cát bắt đầu chuyển mình về hướng vợ chồng chị, hai vợ chồng chị sợ hết hồn vội vàng chạy về nhà , thế nhưng do không mở được mắt , nên chạy mãi mà không tìm được nhà. Về sau, nhờ tiếng chó của nhà chị sủa, mới mò mẫm tìm được đường về nhà .

Qua nhiều năm vật lộn với sa mạc, chị Trân đã mày mò ra được cách xử lý tốt vấn đề cồn cát di động là:trồng cây thành nhiều hàng, hết vòng này đến vòng khác. Như vậy đã tăng nhanh tốc đô xử lý cát và cũng nâng cao tỷ lệ sống của câỵ. Hiện nay, chị hàng năm khống chế diện tích trồng cây đều trên 30 ha. Có nhiều người mà chị không hề quen biết cũng mang cây giống đến cho chị. Lúc này chị không còn nghĩ một cách đơn giản là coi việc trồng cây là việc làm để hả cơn giận, thay đổi môi trường sinh sống của gia đình mình, mà coi đây là sự nghiệp gây hạnh phúc cho con cháu mai sau.Chị đặt tên cho con là Quốc Lâm, con trai chị thường nói: " mẹ yêu cây như bị quỷ nhập hồn". Nhìn thấy vỏ của cây nào bị nứt, chị Trân rất đau sót chẳng khác nào như con chị bị thương vậy, bao giờ chị cũng băng bó vết thương cho cây, nếu như có cây nào bị chết chị buồn bã hàng mấy ngày .

" Hiện nay đang thực hiện chính sách điều chỉnh cơ cấu, nên tôi cũng phải kết hợp giữa việc trị cát,trồng trọt và nuôi trồng với nhau.". Chị Trân cho rằng phải xử lý được cát thì mới trồng trọt được, mà có trồng trọt được thì mới nuôi được gia súc, bán gia súc mới tăng thêm được thu nhập, sau đó lại đầu tư vào việc trị cát, trở thành một vòng tuần hoàn lành tính. Năm ngoái, ngoài trồng những ngũ cốc bình thường ra, chị Trân còn trồng dưa hấu, dưa Ha-mi, trồng đào, trồng hạnh, trồng nho, v,v. Đến nay, chị Trân đã đưa ra một kế hoạch về " vườn kinh tế sinh thái ."

Để giải quyết những bất tiện về giao thông, chị Trân quyết định mở đường. Chị 4 lần mở đường thì 3 lần bị cát vùi, hiện nay con đường nhỏ 10 km được rải bằng cỏ và cành cây đã trở thành cánh cửa để cả gia đình chị tìm hiểu thế giới bên ngoài .

Theo xác định mới nhất của ngành lâm nghiệp, cho đến nay diện tích mà chị Trân trị cát trồng rừng đã đạt 55 nghìn 480 mẫu.

Chị Trân nói,đợi đến mùa hè sang năm, chị sẽ lấy những hoa quả do chính tay chị vun trồng để đón tiếp những bạn bè gần xa , tất nhiên là với cả một màu xanh bạt ngàn .