Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-26 20:20:00    
Chùa Tha-ơ--mảnh đất thiêng liêng của phật giáo truyền thống Tây-Tạng

cri
Tại tỉnh Thanh-Hải miền tây TQ có một ngôi chùa rất nổi tiếng, đó là chùa Tha-ơ, mảnh đất thiêng liêng của phật giáo truyền thống Tây-Tạng. Trước khi giới thiệu về ngôi chùa này, chúng ta hãy tìm hiểu vài nét về phật giáo Tây-Tạng. Từ thế kỷ 7 công nguyên, phật giáo đã được chuyền vào Tây-Tạng qua nội địa TQ, Nê-Pan và Ấn-Độ, sau khi dung hòa với phật giáo địa phương , mới dần dần hình thành phật giáo truyền thống Tây-Tạng, có sự ảnh hưởng rộng rãi và có khá nhiều tín đồ tại Tây-Tạng. Thanh-Hải v v.

Chùa Tha-ơ nằm trong núi Liên-Hoa miền đông tỉnh Thanh-Đảo. Núi này có 8 trái núi đỉnh tương đối bằng phẳng, từ trên cao nhìn xuống chẳng khác nào 8 cánh hoa sen , còn chùa Tha-ơ thì nằm ngay giữa nõn hoa này. Chùa được xây dựa vào núi, bố cục nhà cửa rất có thứ tự, phong cách kiến trúc chủ yếu là kiểu nhà cửa Tạng-Hán, nhưng cũng có vài chỗ mang đặc điểm kiết trúc của Nê-Pan và Ấn-Độ.

Chùa được xây vào năm 1560, đến nay đã có hơn 400 năm lịch sử. Nhiều năm qua, hương khách đến chùa nườm nượp không ngớt, điều này chứng tỏ chùa đã chiếm được lòng tin của các tín đồ, đồng thởi được công nhận là một trong những chùa phật giáo truyền thống Tây-Tạng nổi tiếng nhất. Vậy tại sao chùa Tha-ơ lại có tiếng tăm như vậy ?

Người hướng dẫn du lịch giới thiệu rằng:

"Chùa Tha-ơ là chùa có quy mô nhỏ nhất trong 6 ngôi chùa phật giáo truyền thống Tây-Tạng, vậy là nghĩa làm sao? Đó là vì Núi chẳng cần cao nhưng bởi có thần tiên mà trở nên nổi tiếng, phật đà Chông-Ha-Pa là người ra đời tại đây, nên tiếng tăm của ông cũng đặc biệt lớn".

Ông là người sáng lập ra phái Cơ-Ru, một phái lớn nhất trong phật giáo truyền thống Tây-Tạng, do các tăng lữ của phái nài đều đội mũ tăng màu vàng, nên phái Cơ-Ru còn được gọi là phái Hoàng-giáo. Chông-Ha-Pa được giới phật giáo tôn xưng là phật đà thứ hai trên thế giới, nên nơi ra đời của ông cũng có ý nghĩa rất khác thường.

Đối với các du khách mà nói, thì Bảo tháp Như-ý, điện Đại-kim-ngõa, Đại-kinh-đường, điện Tiểu-kim-ngõa v v đều là những nơi họ họ thường lui tới.

Tại quảng trường trước chùa có 8 ngôi tháp trắng nối liền nhau từ đông sang tây. Những tháp trắng được xây vào hơn 300 năm trước này là vật kỷ niệm 8 sự kiện lớn về cuộc đời của phật tổ Thích-ca-mâu-ni. Các hình vẽ và văn tự trên tháp đều có nét khác nhau. Nếu ai hiểu rõ được ngụ ý của 8 ngôi tháp này thì có nghĩa là đã hiểu rõ về cuộc đời của phật tổ.

Điện Đại-kim-ngõa là ngôi điện có giá trị tham quan nhất trong chùa Tha-ơ, đây cũng là tòa bảo điện tráng lệ nhất và quý hiếm nhất. Ngôi điện này nằm ngay giữa chùa, là kiến trúc kiểu cung điện người Hán, rộng hơn 450 mét vuông . Nghe nói, xây nóc điện này đã phải dùng đến một tấn vàng, cho nên đứng từ xa nhình mới thấy ngôi điện này tỏa ánh vàng rực rỡ, trong điện có báu vất trấn chùa, đó là Đại-ngân-tháp nổi tiếng. Tháp này cao 11 mét, bệ tháp dài 20 mét. Vỏ ngoài tháp được bọc bằng bạc nguyên chất, thân tháp có khảm hơn 3000 viên ngọc như: San-hô, Mã-não, Bích-ngọc v v. Phía trong điện là pho tượng bằng vàng mười của Chông-Ha-Pa.

Về lai lịch của tháp này cỏn có một huyền thoại như sau: Tương Truyền, khi bà mẹ sinh Chông-Ha-Pa tại đây, lúc cắt rốn thì máu rỏ xuống liền mọc ra một cây Bồ-đề rất kỳ lạ. Trên cây có 100 nghìn chiếc lá, mà lá nào cũng hiện lên hình phật. Về sau, Chông-Ha-Pa đến thụ pháp tại Tây-Tạng không trở lại Thanh-Hải nữa. Người theo lời dặn của con, mới dùng đất đắp thành một ngôi tháp bọc lấy cây Bồ-đề. Đó chính là kiến trúc sớm nhất của chùa Tha-ơ. Sau đó người ta dùng ván xây thành tháp gỗ bọc bên ngoài tháp đất, sau nữa mới xuất hiện Đại-ngân-Tháp, và sau nữa mới xây thành điện Đại-kim-ngõa. Hiện nay, trước điện có kê sàn gỗ để các tín đồ lễ phật cầu nguyện. Do người đến quá đông , sàn gỗ hỏng rất nhanh, nên cứ ba năm lại phải thay sàn gỗ mới. Bên ngoài điện có cây Bồ-đề, nghe nói là do cây Bồ-đề bị bọc trong tháp mọc vươn ra. Cứ đến cuối thu hàng năm, đều có rất đông người ngồi đợi ở đây để nhặt lá Bồ-đề về làm bùa hộ mệnh.

Đại-Kinh-đường là ngôi điện có diện tích lớn nhất trong chùa Tha-ơ, rộng hơn 2000 mét vuông. Điện được xây vào thế kỷ 17, về sau trải qua mấy lần mở rộng thêm, mới hình thành kinh đường nóc bằng gồm hai tầng kiểu Tây-Tạng ngày nay. Trong Đại-kinh-đường có 108 cột trụ lớn, trên khám thờ ở vách tường xung quanh có tới hàng nghìn pho tượng phật bằng đồng mạ vàng. Chính giữa điện có kê từng dãy ván dài có thể cùng lúc cho hai ba nghìn người ngồi. Đại-kinh-đường là nơi quan trọng nhất để các tăng lữ trong chùa tiến hành hoạt động phật giáo.

Lạt-ma Ang-Tan đã giới thiệu tình hình về mặt này:

"Đại-kinh-đường là nơi tụng kinh tập thể của các tăng lữ trong chùa, ở đây có tụng kinh buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Ngoài ra, còn là nơi sở tại của học viện Hiển-Tông, một trong bốn học viện lớn của chùa".

Phương thức học tập của các lạt ma ngoài nghe giảng kinh, tụng kinh ra, còn có biện kinh, đây là một phương thức độc đáo để học tập phật giáo truyền thống Tây-Tạng. Các học viên phải qua cuộc thi nghiêm khắc và chính quy thì mới được cấp học vị. Học vị càng cao thì đề thi càng khó. Học viên học tập khá gian khổ. Lạt-ma Lô-sang-san-tan đang học ở đây giới thiệu rằng, họ học tập từ 3 giờ sáng, ban ngày tham gia các họat động phật giáo trong chùa, tối đến lại tiếp tục học tập. Ngoài học giáo nghĩa phật giáo, các Lạt-ma còn phải học tập thiên văn, địa lý, y học Tạng, ngôn ngữ và các môn nghệ thuật khác. Khoa giáo dục thịnh hành trong thời cổ đã được chùa Tha-ơ giữ lại khá nguyên vẹn.

Điện Tiểu-kim-ngõa là tòa điện thần hộ pháp, ngoài điện có dựng một cây cột gỗ cao khoảng 3-4 mét, trên treo cờ phướn đang tung bay trước gió được gọi là cột kinh Ma-ni. Trong phật giáo truyền thống Tạng, nếu ngoài điện của chùa nào có dựng cột Ma-ni thì chứng tỏ đây là nơi khá quan trọng, nếu dựng hai cột thì đây là học viện, Đại-kinh-đường vừa nêu trên cũng có hai cột như vậy. Còn như trong sân có đựng cột Ma-ni cao vút thì chứng tỏ ở đây có phật sống.