Ở Thành Đô TQ có một gia đình như thế này: cô con gái tên là Vương Bình 15 tuổi đã bắt đầu cùng mẹ Lý Tố Phương nuôi nấng những cháu bé tàn tật bị cha mẹ chúng bỏ rơi. Năm 1990, bác Phương qua đời, Bình lại tiếp tục gánh vác trách nhiệm nuôi nấng các cháu. Bình nhận nuôi tất cả 9 cháu bé tàn tật bị cha mẹ vứt bỏ, hơn 10 năm qua, phải nghỉ việc để chăm sóc các cháu, cũng vì vậy mà gia đình Bình trở thành một gia đình đặc biệt.
Chị Vương Bình sinh ra ở Thành Đô. Cha chị Vương Bồi Tường là cán bộ dân chính, mẹ chị là Lý Tố Phương, cha mẹ thường giúp đỡ những cụ già neo đơn và người khuyết tật, thường bỏ tiền túi ra mua gạo, bột mỳ, rau, thịt cho họ, đối với những người không thể tự chăm sóc bản thân, mẹ chị còn chủ động đến giúp đỡ ...
Một ngày tháng tư năm 1985, bác Tường đến bệnh viên thăm người bạn đang nằm viện. Trong phòng bệnh, tiếng khóc của bé gái sơ sinh gây nên sự chú ý của bác. Bác hỏi cô hộ lý được biết, cháu mới sinh được mấy hôm, do bị bệnh tim nên đã bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ. Nhìn đứa trẻ đáng thương bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ , bác Tường không cầm được nước mắt. Về nhà, bác kể lại chuyện này với bác gái. Bác gái liền nói : "bây giờ con cái cũng lớn cả rồi, mình bế đứa bé đáng thương đó về nuôi."Nghe bác gái nói vậy, bác Tường liền đi bế đứa bé đó về. Bình tan học về nhà thấy vậy, cảm thấy rất khó hiểu. Bình nói với bố mẹ: "bố mẹ nhiều tuổi như vậy, sao còn nhận nuôi một đứa trẻ mới lọt lòng." Hai bác nghe con gái nói vậy liền nói: " Bình, từ nhỏ bố mẹ dạy con phải có tấm lòng lương thiện, thấy đứa trẻ đáng thương như vậy, mình làm sao có thể làm ngơ ?", Bình nói: " Nhưng bố mẹ vất vả hơn nửa đời người, cũng phải hưởng thụ tuổi già chứ . "Tuy nuôi nấng trẻ nhỏ rất vất vả, nhưng bố mẹ cảm thấy vui vẻ tuổi già con ạ ."Những lời nói của cha mẹ khiến Bình rất thấm thía. Bình quyết tâm giúp bố mẹ chăm sóc đứa trẻ.Cả gia đình đặt tên cho cháu là Dân Mai .
Dân Mai rất yếu ớt, nặng không đến 2 kg, vợ chồng bác Tường coi cháu như con đẻ. Bác Phương đến nông trường nuôi bò cách nhà hàng 10 km để mua sữa tươi về cho cháu ăn . Được sự chăm sóc chu đáo của vợ chồng bác Phương, cháu bé đã thoát khỏi bàn tay của tử thần.
Từ ngày bố mẹ nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi, cô bé Bình hồn nhiên và tốt bụng tan học về đến nhà là giúp cha mẹ chăm sóc bé Mai mà không một lời ca thán,như chăm sóc người em gái của mình vậy .
Cuối năm 1985,bác Phương đi chợ mua rau lại bế về một cháu gái sơ sinh khuyết tật. Thế là cả nhà lại đồng tâm hiệp lực chăm sóc đứa trẻ . Do đồng lương của bác Tường quá ít ỏi, mà lại phải nuôi nấng hai trẻ nhỏ, vì vậy chẳng bao lâu gia đình bác rất túng bấn. Do không có tiền mua sữa, bác Phương và Bình nấu cháo cho hai cháu ăn. Dưới sự chăm sóc chu đáo, tận tình của hai mẹ con bác Phương, hai đứa trẻ mập mạp, khỏe mạnh .
Những lời trăng trối đã làm thay đổi cuộc đời Bình .
Năm 1987,sau khi tốt nghiệp cấp 3, Bình làm thợ may ở xưởng may chăn gối. Lúc này, bác Phương lại nuôi thêm một đứa trẻ bị bại liệt. Do lúc đó bố chị còn đi làm, nên hầu như việc chăm sóc ba đứa trẻ đều do mẹ đảm nhiệm.
Do công việc chăm sóc ba đứa trẻ tàn tật quá vất vả, năm 1989, bác Phương mắc bệnh tim. Vì nuôi mấy đứa trẻ đã tiêu hết số tiền dành dụm lâu nay, nên bệnh của bác Phương không được cứu chữa kịp thời, bệnh tình ngày một trầm trọng .
Đầu năm 1990, khi hấp hối, bác Phương kéo tay Bình dặn dò: " điều mà mẹ không yên tâm nhất là mấy đứa trẻ, con phải chăm sóc cho chu đáo."
Những lời trăng trối khi hấp hối của mẹ làm chấn động lòng Bình, Bình quyết tâm chăm sóc chu đáo mấy đứa trẻ đáng thương, không để cho mẹ ở nơi chín suối phải thất vọng.
Lương của Bình mỗi tháng khoảng 400 đồng, lúc đó có thu nhập như vậy là rất khá cao. Nhưng sau khi mẹ qua đời, để chăm sóc mấy đứa trẻ, cô gái mới hơn 20 tuổi đầu đã đưa ra một quyết định quan trọng nhất trong đời người lả bỏ việc, ở nhà chăm sóc mấy cháu nhỏ khuyết tật không phải ruột thịt với mình .
Việc làm tốt bụng của Bình chẳng bao lâu đã được nhiều người biết đến, lúc này một thanh niên tên là An Chương Tường đã đi vào cuộc sống của Bình .
Tường là công nhân trang trí nội thất, thật thà, chịu khó, khi được biết chuyện này Tường rất cảm động. Một buổi chiều mùa thu năm 1990, Tường hỏi thăm địa chỉ nhà Bình rồi mua những hoa quả mà các cháu thích ăn đến nhà Bình. Khi đến nhà Bình, nhìn thấy cảnh tượng này, Tường hết sức sửng sốt, hóa ra Bình là một cô gái mới có hơn 20 tuổi đầu, khiến cho Tường càng kính phục Bình. Tường đã có thiện cảm với Bình ngay từ lần đầu.
Sau đó Tường thường xuyên đến nhà Bình và mỗi lần đến đều mua rất nhiều đồ ăn, đồ mặc cho các cháu .Qua nhiều lần tiếp xúc, Bình cũng có tình cảm với Tường. Chẳng bao lâu hai người đã chìm đắm trong tình yêu .Đầu năm 1991, hai người chính thức đăng ký kết hôn, cuối năm, Bình sinh được một đứa con trai đặt tên là An Úy .
Sau khi có con, Bình vẫn thương yêu mấy cháu như con đẻ của mình. Chồng Bình mỗi tháng thu nhập hơn 1000 đồng, sinh hoạt của cả gia đình cũng tạm ổn .
Cả gia đình có 13 người, chỉ riêng gạo mỗi tháng ăn hơn 100 kg. Dựa vào đồng lương của Bác Tường và chồng Bình nuôi 13 miệng ăn thì rất khó khăn. Xét đến tình hình thực tế của gia đình Bình, cục dân chính bắt đầu làm đơn xin trợ cấp cho những đứa trẻ côi này . Nhưng 9 đứa trẻ đều có khuyết tật, nên vừa phải chữa bệnh, lại vừa phải chăm sóc các cháu, nên số tiền mà cục dân chính cấp vẫn không đủ. Lúc này, hai vợ chồng Bình bàn với nhau, bữa sáng hàng ngày 4 người trong gia đình không ăn trứng và sữa nữa, để đảm bảo dinh dương cho 9 đứa trẻ. Thế là cậu con trai của Bình rất ấm ức, Úy nói với bố mẹ: "bố mẹ thương con không bằng thương con nuôi." Và Úy bắt đầu ghen ghét mấy chị em. Bình liền nói với con : "các chị em bị bố mẹ bỏ rơi, lại có khuyết tật, nên rất bất hạnh, gia đình mình phải giúp đỡ, dành cho các chị, các em tình thương yêu ." Ai ngờ, những lời nói của Bình khiến cậu con trai nước mắt tuôn trào, hứa với mẹ sẽ cư xử tốt và không tranh giành với các chị, các em nữa .
Sau khi con trai Bình đi học, đến thứ bẩy, chủ nhật, Úy đều ở nhà giúp mẹ chăm sóc các chị, các em. Úy nói, trước kia cháu rất ghét các chị, các em vì mấy chị em đã tranh hết tình thương của bố me và các thứ của Úy, nhưng về sau cháu rất mến thương các chị, các em. Được rỗi cháu còn đút cơm và chơi với các chị, các em, có lúc còn đọc bài, ra hiệu tay những bài học và thơ cho các chị và các em nghe ."
Sau đó, có 4 cháu khỏe mạnh và thông minh một chút đã được cục dân chính sắp xếp cho bốn cặp vợ chồng không có khả năng sinh nở nhận về nuôi.Khi họ đến đón các cháu, Bình không sao đành lòng, dù sao cũng đã nuôi nấng các cháu bấy nhiêu năm, các cháu cũng quyến luyến không muốn rời đi . Nhưng vì tương lai của các cháu, Bình đành phải đồng ý. Trước khi đi, Bình dặn đi, dặn lại bố mẹ nuôn mới của các cháu, mong họ hết lòng thương yêu các cháu .
|