Gia đồ tứ bích hay còn gọi là "Gia đồ bích lập". Chữ "Đồ" ở đây là lượng từ , còn chữ "Bích" là chỉ vách nhà, tức bốn vách nhà. Vậy ý của câu thành ngữ này là miêu tả cảnh nhà nghèo xơ xác, ngoài bốn vách nhà ra thì không còn thứ gì nữa.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Hán thư-Truyện Tư Mã Tương Như".
Đây là một giai thoại kể về mối tình tốt đẹp giữa Tư Mã Tương Như, một nhà văn nổi tiếng thời Tây Hán TQ và nàng Trác Văn Quân vào hơn 2000 năm trước
Truyện xảy ra tại huyện Lâm Cùng ,tức huyện Cùng Lai thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Bấy giờ huyện lệnh Vương Cát thường xuyên mời Tư Mã Tương Như đến thăm huyện Lâm Cùng , thu xếp cho chàng nghỉ tại nhà khách và hàng ngày đến gặp mặt cùng trò chuyện với chàng.
Vậy tại sao vị quan huyện này lại làm như vậy? Thì ra là vì gia đình chàng Tư Mã Tương Như rất nghèo khó, Vương Cát những mong làm như vậy để nâng cao danh giá và thân phận của chàng, khiến mọi người chú ý tới chàng.
Bấy giờ ở Lâm Cùng có một nhà giàu chủ hộ tên là Trác Vương Tôn. Ông ta rất muốn làm quen với Tư Mã Tương Như, bèn làm một bữa tiệc mời chàng đến dự. Trong bữa tiệc, Tư Mã Tương Như đã gảy đàn cho mọi người nghe, tài nghệ gẩy đàn tuyệt vời của chàng đã được mọi người tấm tắc khen ngợi. Phong độ và cử chỉ ung dung, nhã nhặn của Tư Mã tương Như đã làm khuynh đảo đám khách khứa trong phủ đệ của Trác Vương Tôn.
Trác Văn Quân con gái của Trác Vương Tôn là một người có nhan sắc lại có tài, nhưng đáng tiếc là nàng trẻ tuổi đã góa mụa, hiện về nhà sống với cha me. Trác Văn Quân vốn rất say mê âm nhạc, khi nghe nói có một vị quý khách quý đang gẩy đàn, nàng bèn dè dặt ngồi sau rèm lắng nghe, nghe được hồi lâu, nàng bỗng nảy sinh lòng mến mộ đối với vị khách lắm tài năng này. Còn Tư Mã tương Như thì cũng đã phát hiện có một giai nhân đang lắng nghe tiếng đàn của mình, chàng bèn trổ hết tài năng của mình ra gẩy lên bản nhạc "Phượng cầu Hoàng". Những mong qua đó làm rung động trái tim nàng.
"Phượng cầu Hoàng" là một bản tình ca cổ , Trác Văn Quân mới nghe đã hiểu ngay tấm lòng của Tư Mã Tương Như. Ngay đêm đó, nàng đã bất chấp sự phản đối của cha, phá tan sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, cùng Tư Mã tương Như bỏ nhà ra đi tìm kiếm cuộc sống hạnh phúc của mình.
Nàng cùng về quê của chồng ở Thành Đô, Khi mới đặt chân vào nhà, Trách Văn Quân mới biết gia đình của Tư Mã Tương Như thật vô cùng nghèo khổ, trong nhà ngoài bốn bức tường ra không còn thứ gì khác. Nhưng nàng không mảy may chê trách điều này, mà cam lòng cùng chồng sống chung những năm tháng nghèo khổ và nàng tin chắc rằng chồng mình ắt sẽ có ngày ăn nên làm ra.
Về sau, Tư Mã tương Như quả nhiên đã trở thành một nhân vật trụ cột của nhà nước bằng tài ba của mình.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu "Gia đồ tứ bích" để miêu tả về hoàn cảnh nghèo khó của người và của mình.
|