Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-23 18:23:19    
Vua nho dưới chân núi Hoả Diệm Sơn

cri
Tu-lu-phan nằm ở khu tự trị Uây-ua Tân Cương miền tây bắc vùng biên giới TQ. Các loại nho sản xuất ở đây nổi tiếng trong nước và nước ngoài bởi chủng loại nhiều, độ ngọt cao, da mỏng vị ngon. Trong trong chuyên mục này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn "vua nho" – Tư-ma-i Khu-ban.

Năm 1985, chính phủ TQ thực thi chế độ khoán đến hộ ở vùng nông thôn, ông Tư-ma-i Khu-ban lúc đó đang tráng kiện, ông dùng tất cả tiền tiết kiệm của gia đình, vay thêm tiền tại hợp tác xã tín dụng, nhận khoán gần 20 ha đất hoang. Ông cùng vợ Ku-xa-ơ-han làm lụng vất vả ngày đêm, khoan giếng lấy nước tưới cây, cải tạo đất hoang rồi trồng hết nho. Hiện nay, trong trang trại của ông, bãi chăn thả bò cừu thành đàn, vườn nho nặng trĩu quả, phòng sấy treo đầy những chuỗi nho, biệt thự mang phong cách dân tộc Uây-ua, đối diện với Hoả diệm sơn, tạo thành một cảnh đẹp như tiên.

Nói đến vườn nho của mình, ông Khu-ban nói:

"Lúc đó, cả thị trấn không ai dám nhận khoán đất bỏ hoang. Sau khi thấy tôi trồng nho kiếm được tiền, mọi người bắt đầu nhận khoán đất hoang trồng nho. Cho đến nay, thị trấn chúng tôi đã cải tạo đất hoang hơn trăn ha, toàn trồng nho. Nhiều người đã trở thành ông chủ nhỏ. Hàng năm, tôi trồng nho thu nhập bình quân vào khoảng 600-700 nghìn NDT, hai năm trước thu nhập cao nhất tới 1.2 triệu nhân dân tệ."

Vườn nho của Khu-ban không những sản lượng cao mà chất lượng cũng cao, kỹ thuật trồng nho của ông cũng đứng nhất nhì cả vùng Tu-lu-phan. Ngay cả chuyên gia của Sở nghiên cứu khu vực Tu-lu-phan cũng thường xuyên thăm vườn nho của ông và trao đổi kỹ thuật trồng nho và cắt tiả với ông. Tiếng tăm của ông ngày một vang xa. Một số công ty Nhật Bản đến tận nhà ông thu mua nho khô của ông. Năm 1988, mấy phóng viên Bắc Kinh và Đài Loan đến phỏng vấn ông, nhìn thấy vườn nho xanh rờn trên đất hoang, rất lấy lam kinh ngạc, ai cũng buột miệng gọi ông là vua nho. Bắt đầu từ đó, tiếng tăm Khu-ban ngày một lừng lẫy.

Ngoài trồng nho ra, ông Khu-ban còn chăn nuôi hàng chục con bò, dê, hàng trăm con chim bồ câu, mở xưởng chế biến nho, thu nhập từ chăn nuôi mỗi năm cũng có mấy chục nghìn nhân dân tệ.

Hiện nay, ông Khu-ban đã có hàng triệu nhân dân tệ, nhưng ông chưa thoả mãn với hiện tại. Ông cho rằng, ở Tu-lu-phan nhà nào cũng trồng nho, nếu muốn sản xuất có quy mô và có đặc sắc, thì phải chú trọng khâu quản lý và tiêu thụ. Ông thành lập một công ty "vua nho Tư-ma-i Khu-ban" tại U-rum-xi – thủ phủ khu tự trị Uây-ua Tân Cương, do con út Du-su-phu tốt nghiệp Học viện thương mại Lan Châu làm giám đốc. Ông Khu-ban nói:

"Ngoài tiêu thụ nho khô do nhà mình sản xuất ra, công ty này còn thu mua các nông sản như nho khô, bông, chè của cả vùng Tân Cương. Huyện Liên-mu-tâm sản xuất nhiều nho, chúng tôi cũng gia công nho của người khác sản xuất. Hiện nay người trồng nho quá nhiều, phải nghĩ ra biện pháp tiêu thụ tốt hơn mới có thể nâng cao thu nhập."

Trong khi tự mình vươn lên làm giàu, ông Khu-ban không quên đồng bào của mình. Ông truyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm trồng nho tích lũy trong nhiều năm qua một cách vô tư, giúp mọi người cùng đi lên con đường làm giàu. Năm 1995, ông ủng hộ 400 nghìn nhân dân tệ xây dựng trường trung học trong làng, tạo điều kiện cho trẻ em trong làng đi học gần nhà. Nói đến đây, ông Khu-ban nói,

"Nếu trẻ em không đi học, sau này sẽ khó phát triển. Cho nên tôi giúp học sinh nghèo nộp học phí, thường xuyên mua cho các em sách, bút, giấy, v.v. để các em yên tâm học hành. Hiện nay, trường trung học Khu-ban là trường tiên tiến của vùng Tu-lu-phan, tôi là hiệu trưởng danh dự, nhà trường tổ chức hoạt động trọng đại gì tôi đều đến dự."

Tám năm nay, ông Khu-ban rất quan tâm nhà trường, thường quyên góp tiền của cho nhà trường. Ngày nhà giáo và ngày thiếu nhi quốc tế hàng năm, ông đều tặng mấy nghìn nhân dân tệ để nhà trường thăm hỏi các thầy cô giáo và học sinh; mùa đông trường phải đốt lò sưởi ấm, ông đưa than đến; đường xá đi lại khó khăn, ông tự lái xe đưa học sinh đi mua sắm. Năm kia, ông quyên góp mấy chục nghìn tệ cho nhà trường xây dựng sân bóng rổ, để học sinh có nơi hoạt động thể dục thể thao chính quy.

Ông Tư-ma-i Khu-ban – vua nho, người dân tộc Uây-ua Tân Cương tin tưởng rằng, đồng bào các dân tộc Tân Cương hăng hái xây dựng quê hương, nho Tu-lu-phan nhất định sẽ ngày càng ngọt hơn, đời sống đồng bào ở đây chắc chắn sẽ tươi đẹp hơn.