Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-23 17:44:18    
Các chuyên gia nhận định bài phát biểu về "Một nước hai chế độ" của đồng chí Đặng Tiểu Bình vẫn có ý nghĩ hiện thực

cri
 "Một nước hai chế độ" là bài phát biểu quan trọng 20 năm trước của đồng chí Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo TQ đã quá cố. Tân hoa xã TQ gần đây đã phát lại bài phát biểu này. Các chuyên gia nhận định việc ôn lại bài phát biểu này, nhất là sự lập luận về "Một nước hai chế độ", "người Hồng Công quản lý Hồng Công" vẫn có ý nghĩa hiện thực rất lớn.

Hồng Công và Ma-cao TQ từng bị Anh và Bồ Đào Nha chiếm đóng. Chính phủ TQ đã lần lượt thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma-cao vào năm 1997 và 1999. Chính phủ TQ đã giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại này bằng phương thức "một nước hai chế độ".

Năm 1984, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã có bài phát biểu về "một nước hai chế độ" khi tiếp các nhân sĩ Hồng Công. Ý tưởng này đã giải quyết vấn đề Hồng Công do lịch sử để lại và đóng vai trò chỉ đạo trong việc thông qua luật cơ bản Hồng Công.

Giáo sư Hồ Cẩm Quang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị lập hiến và pháp chế hành chính của Trường Đại học Nhân dân TQ cho rằng, hiện nay ôn lại bài phát biểu này của đồng chí Đặng Tiểu Bình vẫn có ý nghĩa đặc biệt. Từ năm ngoái đến nay, sự phát triển thể chế chính trị của Hồng Công đã trở thành một trong những đề tài quan tâm rộng rãi của xã hội Hồng Công. Có một số người Hồng Công nêu ra chất vấn đối với một số điều liên quan trong luật cơ bản, chẳng hạn như hiểu như thế nào về "một nước hai chế độ" cũng như bầu cử trưởng đặc khu và Hội đồng lập pháp, v.v.

Giáo sư Hồ Cẩm Quang nói, vấn đề hạt nhân trong ý tưởng "một nước hai chế độ" của đồng chí Đặng Tiểu Bình là mối quan hệ giữa "một nước" và "hai chế độ". Ông nói:

"TQ là một nước, nếu "một nước" không tồn tại thì không thể có được "hai chế độ", bởi vậy chỉ có dưới tiền đề giữ gìn "một nước", tôn trọng chủ quyền quốc gia thì mới bảo đảm được sự tồn tại của "hai chế độ".

Đồng chí Đặng Tiểu Bình trong bài phát biểu này đã bày tỏ tin tưởng người TQ ở Hồng Công có thể quản lý tốt Hồng Công. Đồng chí nói, sự phồn thịnh trước kia của Hồng Công chủ yếu là do người Hồng Công mà chủ thể là người TQ làm ra. Hồng Công sau khi trở về với TQ sẽ do những người Hồng Công yêu nước tự mình quản lý, thực hiện "người Hồng Công quản lý Hồng Công". Bắc Kinh sẽ không cử quan chức tới đặc khu Hồng Công ngoài việc cử quân đội tượng trưng cho chủ quyền quốc gia ra.

Giáo sư Hồ Cẩm Quang đánh giá rằng, Chính phủ Trung ương TQ quán triệt phương châm "một nước hai chế độ", "Người Hồng Công quản lý Hồng Công" là một lòng một dạ. Người Hồng Công đã được hưởng nền dân chủ hơn bao giờ hết sau khi trở về với TQ. Dưới ách thống trị của thực dân Anh, Hông Công không có chế độ bầu cử, toàn quyền là do Anh cử tới, các quan chức hành chính dưới trướng toàn quyền và các nghị sĩ hội đồng lập pháp đều là do toàn quyền bổ nhiệm. Có thể nói người dân Hồng Công không được hưởng dân chủ. Xét vì hiện thực này, luật cơ bản đã có các qui định liên quan về thúc đẩy tiến trình dân chủ sau khi Hồng Công trở về với TQ. Giáo sư Hồ Cẩm Quang nói:

" Luật cơ bản trong khi xây dựng đã xem xét đến vấn đề này và qui định về việc bầu cử trưởng đặc khu, mức độ dân chủ của việc bầu cử này phải là một quá trình tiệm tiến. Trưởng đặc khu khóa đầu, khóa 2 và các khoá tiếp sau được bầu ra như thế nào, mức độ dân chủ của nó phải là một quá trình từng bước mở rộng và dần dần nâng cao".

Giáo sư Hồ Cẩm Quang cho rằng, việc hiện nay có một số người Hồng Công nêu ra phải sớm tiến hành bầu cử trực tiếp trưởng đặc khu và hội đồng lập pháp, thay đổi chế độ bầu cử được qui định trong luật cơ bản Hồng Công, những vấn đề này đều liên quan tới thể chế chính trị của Hồng Công, không nên và cũng không có lý do gì để thay đổi.

Ông phân tích rằng, sự tranh luận về chế độ chính trị ở Hồng Công hiện nay không phải là do bản thân chế độ chính trị mà là do kinh tế Hồng Công gặp khó khăn trong những năm gần đây. Ông nói:

"Sự phát triển kinh tế của Hồng Công có sa sút so với trước kia, thu nhập của người Hồng Công có phần giảm. Hồng Công cần phải đối phó tích cực với sự thay đổi này, tích cực tiến hành điều chỉnh để thúc đẩy phát triển. Thế nhưng có một số ít người Hồng Công coi khó khăn kinh tế hiện nay là do thể chế chính trị hiện hành "một nước hai chế độ" hoặc do mức độ dân chủ, hay nói cách khác là do năng lực của người lãnh đạo nào đó, đây là điều không công bằng".