Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-19 21:13:08    
Một nước hai chế độ

Xin Hua
Bài phát biểi của đồng chí Đặng Tiểu Bình trong các buổi tiếp Đoàn đại biểu giới công thương và các nhân sĩ nổi tiếng Hồng Công Chung Sĩ Nguyên, v.v thăm Bắc Kinh ngày 22 vào 23-6-1984.

Đồng chí Đặng Tiểu Bình nói lập trường, phương châm và chính sách của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Hồng Công là kiên định bất di bất dịch. Chúng tôi từng nhiều lần chỉ rõ sau khi Chính phủ TQ khôi phục chủ quyền đối với Hồng Công năm 1997, chế độ xã hội và kinh tế của Hồng Công hiện hành sẽ không thay đổi, luật pháp cơ bản không thay đổi, phương thức sinh hoạt không thay đổi, địa vị cảng tự do và trung tâm thương mại, tài chính tiền tệ của Hồng Công không thay đổi, Hồng Công có thể tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ kinh tế với các nước và khu vực khác. Chúng tôi còn nhiều lần nói rằng Bắc Kinh ngoài cử quân đội ra sẽ không cử cán bộ tới đặc khu Hồng Công, đây cũng là điều không thay đổi. Chúng tôi cử quân đội là để giữ gìn an ninh quốc gia chứ không phải là để can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Công. Chính sách của Chúng tôi đối với Hồng Công 50 năm không thay đổi, những lời nói này là có bảo đảm.

Chính sách của Chúng tôi là thi hành "một nước, hai chế độ". Cụ thể là ở đất liền với hơn một tỷ người trong Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thi hành chế độ xã hội chủ nghĩa, còn ở Hồng Công và Đài Loan thi hành chệ độ tư bản chủ nghĩa. Những năm gần đây TQ luôn luôn khắc phục sự sai lầm về "tả", kiên trì xuất phát từ thực tế, thực sự cầu thị để xây dựng chính sách về các mặt. Trải qua 5 năm rưỡi, hiện đã cho hiệu quả. Chính trong tình hình này Chúng tôi mới đề ra dùng biện pháp "một nước hai chế độ" để giải quyết vấn đề Hồng Công và Đài Loan.

Chúng tôi đã nói rất nhiều lần về "Một nước hai chế độ", Quốc hội cũng đã thông qua chính sách này. Có người lo lắng chính sách này sẽ thay đổi, Tôi nói nó sẽ không thay đổi. Vấn đề hạt nhân và nhân tố quyết định là chính sách này có đúng hay không. Nếu không đúng thì có thể thay đổi. Nếu đúng thì không thay đổi. Nói một cách sâu hơn nữa là chính sách mở cửa đối ngoại và làm sống động kinh tế trong nước của TQ hiện nay có ai dám thay đổi? Nếu thay đổi thì mức sống của 80% người TQ sẽ sa sút, Chúng tôi sẽ mất lòng tin. Con đường mà chúng tôi đi đúng đắn thì nhân dân sẽ tán thành, và như vậy sẽ không thay đổi.

Chính sách của chúng tôi đối với Hồng Công trường kỳ không thay đổi cũng không ảnh hưởng gì tới chủ nghĩa xã hội của đất liền. Chủ thể của TQ phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cho phép một số khu vực nào đó trong nước thi hành chế độ tư bản chủ nghĩa, chẳng hạn như Hồng Công và Đài Loan. Đất liền mở cửa một số thành phố, cho phép một số vốn nước ngoài thâm nhập vào, đây là sự bổ sung cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, có lợi cho phát triển lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ví dụ vốn nước ngoài đầu tư vào Thượng Hải, tất nhiên không phải là cả thành phố Thượng Hải đều thi hành chế độ tư bản chủ nghĩa. Thâm Quyến cũng không phải, mà vẫn là thi hành chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ thể của TQ là chủ nghĩa xã hội.

Ý tưởng "một nước hai chế độ" là được đề ra căn cứ theo tình hình của TQ, hơn nữa hiện nay đã trở thành vấn đề được quan tâm trên trường quốc tế. TQ có vấn đề Hồng Công và Đài Loan, lối thoát cho việc giải quyết vấn đề này là ở đâu? Có phải là Chủ nghĩa xã hội nuốt mất Đài Loan hay là "Chủ nghĩa tam dân" mà Đài Loan nêu cao nuốt mất đất liền? Ai cũng không nuốt được ai. Nếu không thể giải quyết hoà bình thì chỉ có thể dùng vũ lực giải quyết, đây là điều không có lợi cho cả các bên. Thực hiện thống nhất đất nước là nguyện vọng của dân tộc, một trăm năm không thống nhất thì một nghìn năm cũng phải thống nhất. Giải quyết vấn đề này như thế nào, tôi cho rằng chỉ có thi hành "một nước hai chế độ". Một loạt các cuộc tranh chấp trên thế giới đều đối mặt với vấn đề giải quyết bằng phương thức hoà bình hay bằng phương thức phi hoà bình. Cần phải tìm ra giải pháp, vấn đề mới thì phải dùng giải pháp mới. Giải quyết thành công vấn đề Hồng Công có thể cung cấp sự tham khảo bổ ích cho việc giải quyết rất nhiều vấn đề trên thế giới. Xét về lịch sử thế giới, có chính phủ nào đã xây dựng chính sách thoáng như chúng tôi ngày nay? Xét về lịch sử chủ nghĩa tư bản, nếu nhìn từ các nước phương tây thì có nước nào đã làm được như vậy? Chúng tôi áp dụng biện pháp "một nước hai chế độ" để giải quyết vấn đề Hồng Công không phải là do cảm tình bồng bột, cũng không phải là mánh khoé, mà hoàn toàn là xuất phát từ thực tế, là chiếu cố đầy đủ tới lịch sử và hiện trạng của Hồng Công.

Cần phải tin tưởng rằng người TQ ở Hồng Công có khả năng quản lý tốt Hồng Công. Không tin tưởng người TQ có năng lực quản lý tốt Hồng Công là tư tưởng do chủ nghĩa thực dân cũ để lại. Trong hơn một thế kỷ kể từ cuộc chiến tranh nha phiến đến nay, người nước ngoài coi khinh người TQ, sỉ nhục người TQ. Sau khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập đã thảy đổi hình ảnh của TQ. Hình ảnh của TQ ngày nay không phải là do chính phủ Mãn Thanh thời kỳ cuối, không phải là do quân phiệt Bắc Dương, cũng không phải là do cha con họ Tưởng sáng tạo ra, mà là do Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã làm thay đổi hình ảnh của TQ. Miễn là con em Trung Hoa, bất kể là ăn mặc loại trang phục nào và có lập trường như thế nào, tối thiểu đều có niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa. Người Hồng Công cũng có niềm tự hào dân tộc này. Người Hồng Công hoàn toàn có thể quản lý tốt Hồng Công, cần phải có lòng tin như vậy. Sự phồn thịnh trước kia của Hồng Công chủ yếu là do người Hồng Công mà chủ thể là người TQ làm ra. Trí tuệ của người TQ không kém người nước ngoài, người TQ không phải là thiểu năng, chớ nên tưởng rằng chỉ có người nước ngoài mới làm tốt được. Phải tin tưởng người TQ chúng ta là có thể làm tốt được. Cái gọi là người Hồng Công không có lòng tin, đây không phải là ý kiến thực sự của người Hồng Công. Hiện nay nội dung cuộc đàm phán giữa TQ với Anh vẫn chưa công bố, rất nhiều người Hồng Công không am hiểu chính sách của Chính phủ Trung ương, một khi họ thực sự am hiểu sẽ hoàn toàn có lòng tin. Chính sách mà chúng tôi áp dụng trong việc giải quyết vấn đề Hồng Công là được tuyên bố trong báo cáo công tác chính phủ của thủ tướng Quốc vụ viện tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội TQ khoá 6, là được quốc hội thông qua, đây là việc rất nghiêm túc. Nếu hiện nay còn có người nói về lòng tin, không có lòng tin đối với Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đối với Chính phủ TQ, nếu thế thì chả còn gì phải nói. Chúng tôi tin tưởng người Hồng Công có thể quản lý tốt Hồng Công, không thể để cho người nước ngoài tiếp tục thống trị, bằng không người Hồng Công cũng sẽ không cho phép. Người Hồng Công quản lý Hồng Công có đường phân cách và tiêu chuẩn, đó tức là phải do những người Hồng Công yêu nước làm chủ thể để quản lý Hồng Công. Thế nào gọi là yêu nước? Tiêu chuẩn của những người yêu nước là tôn trọng dân tộc mình, một lòng một dạ ủng hộ Tổ Quốc khôi phục thi hành chủ quyền đối với Hồng Công, không gây phương hại tới sự phồn thịnh và ổn định của Hồng Công. Chỉ có đủ những điều kiện như vậy, bất kể họ theo chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa phong kiến, thậm chí là chủ nghĩa nô lệ đều là người yêu nước. Chúng tôi không yêu cầu họ đều tán thành chế độ xã hội chủ nghĩa của TQ, mà chỉ yêu cầu họ yêu tổ quốc, yêu Hồng Công.

Còn 13 năm nữa là đến năm 1997, ngay từ bây giờ phải từng bước giải quyết tốt vấn đề thời kỳ quá độ. Trong thời kỳ quá độ, thứ nhất là không nên xuất hiện sự bấp bênh lớn, sự quanh co khúc khuỷu, giữ gìn sự phồn thịnh và ổn định của Hồng Công; Hai là phải sáng tạo điều kiện, khiến người Hồng Công có thể tiếp quản chính quyền một cách thuận lợi. Nhân sĩ các giới Hồng Công cần phải nỗ lực cho việc này.