Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-16 15:17:10    
Hoàng lương nhất mộng

cri

Chữ hoàng lương ở đây là chỉ hạt kê có màu vàng. Ý của câu thành ngữ này dùng để ví với sự mơ tưởng viển vông và những ước mong không thể thực hiện được.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Chẩm trung ký" của Thẩm Ký Tế triều nhà Đường.

Truyện rằng, ngày xưa có một chàng thư sinh nghèo họ Lư. Một hôm, anh vào nghỉ trong một nhà trọ ở Hàm Đan thì tình cờ gặp đạo sĩ Lã Ông, anh không ngớt lời oán trách với đạo sĩ về cuộc đời nghèo xác nghèo xơ của mình. Đạo sĩ Lã Ông nghe vậy bèn từ ống tay áo của mình rút ra một chiếc gối và nói với chàng thư sinh rằng: "Anh hãy gối đầu lên chiếc gối này thì mọi điều sẽ như ý cả ". Bấy giờ, người chủ quán đang bắc nồi nấu cháo kê, còn chàng thư sinh vì quá mỏi mệt do vất vả đường trường, bèn gối đầu lên chiếc gối của Lã Ông rồi ngủ thiếp đi.

Chàng thư sinh ngủ được một lúc sau thì nằm mơ mình cưới được một cô vợ họ Thôi trẻ đẹp và hiền dịu. Vợ chàng là cô con gái cưng của một gia đình giàu có, nhưng nàng rất chăm chỉ khéo tay, nàng đã giúp chồng thuận lợi trên bước đường công danh và cùng chồng sinh được mấy đứa con. Về sau các con khôn lớn, ai nấy đều có cuộc sống khá giả, ấm cúng, chàng thư sinh lại có thêm cháu nội cháu ngoại, chàng trở thành ông và sống cuộc đời nhàn nhã trong gia đình. Chàng sống thoải mái đến hơn 80 tuổi rồi lặng lẽ lìa đời.

Khi chàng thư sinh bừng tỉnh giấc mơ thì miệng vẫn nở nụ cười hạnh phúc. Đợi tới khi chàng thư sinh mở mắt ra mới thấy mình vẫn đang ở trong căn nhà trọ nhỏ hẹp, sự vinh hoa phú quý vừa rồi chẳng qua chỉ là một giấc mộng. Nồi cháo kê của người chủ quán nấu vẫn còn chưa chín.

Câu thành ngữ "Hoàng lương nhất mộng" cũng do đó mà có.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng "Hoàng lương nhất mộng" để ví với ảo mộng và những mong ước không thể thực hiện được.