Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-11 19:16:37    
Tân Cương – mảnh đất giàu đẹp

cri
Các bạn  thân mến, có một bài hát mang đậm màu sắc dân tộc với tựa đề : miền đất giàu đẹp nhất vẫn là Tân Cương chúng tôi. Bài hát có câu:

Tôi đi qua nhiều nơi,

Miền đất giàu đẹp nhất vẫn là Tân Cương chúng tôi,

Bãi cỏ thảo nguyên hoa nở,

Cây táo xanh rì che khuất sa mạc,

Ngọn núi tuyết trắng xoá lấp lánh,

Giữa biển cát dòng nước man mác...

Nếu bạn mở bản đồ thế giới ra, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa sẽ hiện rõ ngay trước mắt bạn. Hình thù bản đồ TQ giống như một con gà trống đang gáy, khu tự trị Uây-ua Tân Cương thì giống cái đuôi ngũ sắc của con gà trống.

Tân Cương nằm ở miền Tây Bắc TQ, diện tích hơn 1.6 triệu ki-lô-mét vuông, là khu tự trị lớn nhất của TQ. Từ phía đông bắc đến phía tây nam, Tân Cương lần lượt tiếp giáp với 8 nước : Mông cổ, Nga, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-di-gi-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan và Ấn Độ, là tỉnh có đường biên giới dài nhất của TQ. Hiện nay, Tân Cương có 16 cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc mở cửa, phát triển thương mại vùng biên giới và du lịch xuyên quốc gia.

Chủ tịch khu tự trị Uây-ua Tân Cương Sư-ma-i thê-li-oa nói, Tân Cương có quan hệ thương mại với hơn 90 quốc gia và khu vực, các lĩnh vực đều phát triển nhanh chóng. Ông nói:

"Sau khi thực hiện cải cách mở cửa, nền kinh tế Tân Cương ngày một lớn mạnh, giao thông vận tải như đường sắt, hàng không và đường bộ đều rất thuận tiện, sự nghiệp xã hội như giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hoá... tiến bộ nhanh chóng, đời sống cư dân ngày một cải thiện, đồng bào các dân tộc an cư lạc nghiệp."

Tân Cương có lịch sử lâu đời. Hơn 1400 năm về trước, Tân Cương là con đường xung yếu trên đường tơ lụa cổ xưa. Qua đây, tơ lụa, kỹ thuật chế tạo giấy của TQ truyền ra nước ngoài. Tôn giáo, văn hoá phương tây cũng hoà nhập vào Tân Cương, dần dần hình thành một Tân Cương có nền văn hoá đa nguyên, đồng bào các dân tộc chung sống chan hoà. Hiện nay, ngoài dân tộc Uây-ua ra, Tân Cương còn có hơn 40 dân tộc khác nhau như dân tộc Ca-dắc-xtan, dân tộc Hồi v.v. sống tại đây. Phong tục muôn màu muôn vẻ của đồng bài các dân tộc Tân Cương đang thu hút du khách khắp nơi trên thế giới đến đây tham quan du lịch.

Đến Tân Cương, bất cứ đi đến đâu, bạn cũng có thể cảm nhận phong thái dân tộc muôn hình muôn vẻ. Dù là các cô gái dân tộc Uây-ua hát hay muá đẹp hay là các chàng trai dân tộc Mông Cổ vạm vỡ mạnh khoẻ, dù là dân tộc Si-ba sành cưỡi ngựa bắn nỏ hay là dân tộc Ca-dắc sống cuộc đời du mục, đều khiến bạn cảm thấy nhiệt tình hiếu khách của các dân tộc anh em Tân Cương và văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số Tân Cương.

Ngoài phong thái dân tộc thiểu số hết sức hấp dẫn ra, Tân Cương còn có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trên mảnh đất rộng bao la của Tân Cương, có thảo nguyên, ốc đảo, sa mạc, còn có núi cao và dòng sông. Có thể dùng 6 chữ khái quát đặc trưng địa hình địa mạo của Tân Cương, đó là "ba núi kẹp hai thung lũng". Ba dãy núi này từ phía bắc sang phiá nam là dãy núi A-thai, dãy núi thiên sơn, và dãy núi Côn-lôn; hai thung lũng là thung lũng Chuân-gơ và Ta-li-mu.

Ba dãy núi này chứa trong nó nhiều kim loại màu như đồng, chì, kẽm v.v. Ở đây không những có khoáng sản phong phú, mà cảnh quan thiên nhiên cũng rất kỳ lạ. Ba dãy núi nhấp nhô uốn lượn ra phía đông, hình dáng muôn hình vạn trạng. Những ngọn núi của ba dãy núi quanh năm tuyết trắng bao phù, vừa là phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ huyền bí, vừa là cái "đập nước cô đặc" thiên nhiên của Tân Cương. Mỗi năm vào muà hè, tuyết tan bổ sung nước cho các dòng sông lớn nhỏ của Tân Cương, trở thành nguồn nước tưới đồng ruộng không thể thiếu được của Tân Cương.

Nói xong ba núi, ta nói sang hai thung lũng. Phía bắc thung lũng Chuân-gơ là đồng bằng rộng lớn đầy chất phù sa, là bãi chăn thả thiên nhiên của Tân Cương; phía nam ven thung lũng Ta-li-mu có rất nhiều ốc đảo, là khu nông nghiệp với đất phì nhiêu của Tân Cương. Còn những bãi sa mạc to lớn trong thung lũng thì chứa nhiều tài nguyên phong phú như: dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên v.v, mỗi năm đem lại hàng trăm triệu nhân dân tệ.

Các bạn thân mến, do khí hậu khô hạn, ánh nắng mặt trời sung túc, hoa quả Tân Cương thơm ngon có tiếng. Dưa thơm, lê thơm Tân Cương nổi tiếng TQ, nhất là nho Tu-lu-phan, tiếng tăm vang dội trong và nước ngoài. Theo thống kê, 80% nho và nho khô TQ sản xuất từ Tu-lu-phan.

Cùng với sự giao lưu giữa Tân Cương và các nơi khác ngày một tăng cường, hoa quả Tân Cương đã có mặt khắp nơi TQ, thậm chí xuất khẩu sang nước ngoài. Một số thương gia nước ngoài đến Tân Cương đầu tư, xây dựng xí nghiệp rượu nho hiện đại. Chủ tịch khu tự trị Tân Cương Sư-ma-i thê-li-oa nói, hiện nay, ở Tân Cương ngoài ngành trồng cây ăn quả ra, các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác dầu mỏ, năng lượng mới đã có thương gia nước ngoài tham gia đầu tư. Các doanh nghiệp nước ngoài ở đây đều thu được lọi ích kinh tế khả quan, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế Tân Cương phát triển mạnh mẽ. Ông Sư-ma-i thê-li-oa mong có ngày càng nhiều bè bạn đến Tân Cương đầu tư lập nghiệp.

"Chúng tôi cần phải mở rộng của hơn nữa, không những thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với các khu vực nội địa TQ, mà còn phải hướng ra thế giới, tăng cường giao lưu và hợp tác rộng rãi với các nước và khu vực trên thế giới. Chúng tôi mong muốn thu hút ngày càng nhiều nhân tài tham gia vào việc phát triển Tân Cương, thu hút bè bạn khắp năm châu đến thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử và phong tục độc đáo của các dân tộc anh em ở Tân Cương. Các dân tộc anh em Tân Cương sẵn sàng đón tiếp nhiệt tình các bạn đến Tân Cương du lịch tham quan, khảo sát đầu tư."