"Chúng tôi đều là người dân tộc Hồi."
"Tỷ lệ đền thờ Hồi giáo ở đây cao nhất cả nước. Chúng tôi tuân thủ nghiêm chỉnh tôn thờ kinh Co-ran."
Cụ Trương người dân tộc Hồi bản làng Hồi Huy thị trấn Phượng Hoàng thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam và ông Phổ - chủ tịch thị trấn đã nói như vậy với phóng viên đài chúng tôi. Để bạn hiểu hơn làng Hồi giáo ở cực nam TQ, phóng viên đài chúng tôi đã phỏng vấn một số quan chức địa phuơng và dân làng.
Anh Triệu Chí Quốc, năm nay 38 tuổi, anh có một công ty du lịch và một cửa hàng bán thủ công mỹ nghệ như trân trâu, pha lê. Gần nơi chân trời cuối biển – một khu thắng cảnh du lịch nổi tiếng của thành phố Tam Á, anh còn mở một nhà hàng hải sản hai tầng, hàng ngày đón hàng trăm khách ăn.
Anh Triệu Trí Quốc là một người giỏi kinh doanh, đồng thời là một tín đồ Hồi giáo thành kính. Dù công việc hàng ngày bận rộn như thế nào, anh cũng quay mặt về hướng Méc-ca - đất thánh của đạo Hồi làm lễ 5 lần.
Đa số người dân tộc Hồi cư trú tại vùng tây bắc và các tỉnh Vân Nam, Hà Nam TQ, riêng anh Triệu Trí Quốc và khoảng 7000 đồng bào người dân tộc Hồi theo đạo Hồi lại cư trú tại Tam Á tỉnh Hải Nam, một thành phố biển nhiệt đới ở cực nam TQ. Thành phố Tam Á có gần 500 nghìn dân, dân tộc Hồi có dân tương đối ít.
Anh Triệu Trí Quốc không sao hiểu nổi tại sao tổ tiên của mình lại xa rời cộng đồng người dân tộc Hồi di cư tận thành phố Tam Á là nơi cư trú của các dân tộc Hán, Lê, Mèo. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, học giả người Đức, Nhật, Anh, Pháp đã bắt tay nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử và văn hoá của cộng đồng người Hồi giáo khá độc đáo ở Tam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy: vào thời kỳ nhà Đường, đảo Hải Nam là nơi con đường vận tải hương liệu và tơ lụa trên biển giữa TQ và nước ngoài cần phải đi qua, tại bờ biển phía nam Đảo Hải Nam, đã có người Hồi giáo tiến hành hoạt động kinh doanh, lúc đó có những thương nhân người Hồi giáo từ vùng Ba-tư, A-rập theo đường biển đến Quảng châu và Tuyền Châu TQ, một số ở lại Tam Á, đến đời nhà Tống và nhà Nguyên, lại có người Hồi giáo Việt Nam di cư sang Tam Á, dần dần hình thành làng dân tộc Hồi.
Trong thập niên 80 thế kỷ 20, các nhà khảo cổ phát hiện 5 ngôi mộ cổ của người Hồi giáo ở vùng miền nam Đảo Hải Nam, kết quả khảo cổ còn cho thấy người dân tộc Hồi sinh sống tại Tam Á có lịch sử lâu đời.
Chủ tịch thị trấn Phượng Hoàng Tam Á cho rằng, dù cộng đồng người dân tộc Hồi ở đây đã mất quan hệ với cộng đồng người dân tộc Hồi ở nơi khác từ lâu, nhưng họ vẫn giữ được nền văn hoá đạo Hồi và tín ngưỡng tôn giáo đến tận bây giờ. Ông nói, đạo Hồi Tam Á theo dòng Xăn-ni, nghi thức tôn giáo cổ kính và chính cống.
"Hiện nay, thị trấn Phượng Hoàng Tam Á có 6 đền thờ Hồi giáo, 3 đền thờ Hồi giáo nữ, bình quân chưa đến 1000 người đã có một đền thờ Hồi giáo, cho nên dân tộc Hồi ở Tam Á đi đền thờ làm lễ rất tiện lợi."
Hiện nay, văn hoá và tôn giáo đạo Hồi tiếp tục được thanh niên dân tộc Hồi Tam Á tôn sùng.
Chủ tịch thị trấn nói:
"Sau khi TQ tiến hành cải cách mở cửa, sự đi lại và giao lưu kinh tế thương mại, văn hoá và tôn giáo giữa cộng đồng người dân tộc Hồi ở Tam Á với các nước Hồi giáo rất chặt chẽ, những thanh niên có mong ước trở thành người có chức sắc trong đạo Hồi đã có cơ hội tìm hiểu triết học I-xlam và giáo lý Hồi giáo. Hiện nay, rất nhiều thanh niên dân tộc Hồi ở Tam Á đang du học tại các nước A-rập và I-ran."
Tuy nhiên, tôn giáo không phải toàn bộ nội dung cuộc sống của người dân tộc Hồi ở Tam Á, ngoài tín ngưỡng tôn giáo và tập tục sinh hoạt độc đáo ra, người dân tộc Hồi ở Tam Á còn nổi tiếng về giỏi kinh doanh. Sau khi TQ thực hiện cải cách mở cửa, Tam Á đã nhanh chóng trở thành một thành phố biển nhiệt đới nổi tiếng TQ, dân tộc Hồi ở Tam Á có điều kiện kinh doanh tốt và thị trường rộng lớn, chủ yếu là du lịch.
Hiện nay, dân tộc Hồi ở Tam Á hầu như nhà nào cũng làm kinh doanh liên quan đến du lịch, chẳng hạn như chế biến và buôn bán các loại thủ công mỹ nghệ như trân trâu, pha lê, vỏ sò biển, ngọc, bạc và đặc sản Hải Nam, trang phục du lịch, mở nhà hàng và nhà nghỉ gia đình... họ cần cù, thành thật trong kinh doanh, có độ tín nhiệm rất cao trong ngành du lịch và các ngành liên qua. Qua tích luỹ dần dần, họ trở thành dân tộc giàu nhất địa phương. Theo con số thống kê của trị trấn Phượng Hoàng Tam Á, hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của dân tộc Hồi ở Tam Á là 5000 nhân dân tệ một năm, trên mức trung bình của dân địa phương. Phần đông gia đình Hồi giáo ở Tam Á có nhà riêng, trong đó 15% có xe ô-tô.
|