Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-02-10 15:06:40    
Hiệp hội âm nhạc dân gian cổ xưa Trung Quốc

cri
Ở tỉnh Hà Bắc miền bắc Trung Quốc có một làng nhỏ tên là làng Tân An. Làng Tân An tuy nhỏ, nhưng hiệp hội âm nhạc của làng thì lại tiếng tăm lẫy lừng. Hiệp hội Âm nhạc dân gian do nông dân tổ chức này đã có lịch sử gần 600 năm, những bản nhạc do họ diễn tấu từng được các hoàng đế Trung Quốc khen ngợi.

Theo cuốn Niên giám âm nhạc Trung Quốc , hiệp hội âm nhạc làng Tân An ra đời vào năm 1421, đến nay đã có lịch sử 583 năm. Hiện nay hiệp hội có 46 hội viên, người cao tuổi nhất đã 90, người ít tuổi nhất mới 10 tuổi. Những người nông dân ngày thường quen thuộc với cuốc xẻng này, một khi cầm nhạc cụ lên thì khác hẳn, những bản nhạc rung động lòng người truyền ra từ những ngón tay của họ. Mỗi âm thanh sao mà truyền cảm, mỗi khúc nhạc sao mà lưu luyến lòng người đến thế.

Hiệp hội âm nhạc cổ xưa của làng Tân An trải qua thời kỳ Càn Long thịnh vượng , thời kỳ kháng chiến chống phát xít Nhật suy yếu, chỉ sau khi Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời mới tỏa ra sức sống mới. Trước sự ủng hộ của cơ quan văn hóa Trung Quốc, những người cao tuổi trong hiệp hội âm nhạc làng Tân an với tinh thần trách nhiệm cao đối với lịch sử, đã chỉnh lý những bản nhạc nổi tiếng thiên cổ đứng trước nguy cơ thất truyền như Khổng Tử thán Nhan Hồi , Quan Công từ biệt Tào Tháo , Chiêu quân lệnh v.v..., khiến những khúc nhạc cổ này lại tỏa ánh hào quang.

Chủ tịch hiệp hội âm nhạc Khương Hội Lai giới thiệu với chúng tôi, khi hoàng đế Càn Long đến nghỉ mát ở Bạch Dương Điện, hội âm nhạc làng Tân An diễn tấu những bản nhạc làm rung động trái tim vị thiên tử phóng nhã này. Hội trưởng Khương Hội Lai nói :

Trong hội chùa Mạc Châu Đại có diễn tấu âm nhạc. Ở Bạch Dương Điện có hành cung của hoàng đế Càn Long, nhà vua đến đây nghỉ mát đúng vào tháng 5 hội chùa Mạc Châu Đại. Hoàng đế nhìn thấy nhiều thuyền hoa đi về hướng Bạch Dương điện liền muốn đến xem . Ngài đóng giả một thương nhân đến chảy hội chùa Mạc Châu Đại. Nhìn thấy rất nhiều đội nhạc đang diễn tấu bản nhạc do hiệp hội âm nhạc làng Tân An diễn tấu nhiều hơn một đoạn so với nhạc khúc của hành cung, nhà vua nghe thấy rất hay. Về đến hành cung, ngài liền hạ chỉ cho quan huyện Nhiệm Khiêu sao chép toàn bộ bản nhạc cổ đưa đến Bắc Kinh. Từ đó, hiệp hội âm nhạc làng Tân An diễn tấu bản nhạc Quan Công từ biệt Tào Tháo đã trở thành bản nhạc đầu tiên trong hội chùa Mạc Châu Đại.

Từ đó hiệp hội âm nhạc làng Tân An tiếng tăm lừng lẫy, hiệp hội đã làm cờ hiệu của mình và trang phục thống nhất khi biểu diễn v.v..., bước vào một thời kỳ phồn thịnh thực sự. Do hiệp hội được hoàng đế phong thưởng, nên từ cờ xí, nhạc cụ, cho đến phục trang đều dùng màu vàng, mép cờ hội còn thêu vây thanh long để tượng trưng cho sự vua phong .

Điều độc đáo của hiệp hội âm nhạc làng Tân An là có lịch sử lâu đời. Trong hiệp hội âm nhạc có một loại nhạc cụ gọi là chuông đồng, có lịch sử hết sức lâu đời. Chuông đồng là một nhạc cụ cổ xưa của Trung Quốc, mười chiếc chuông đồng có đường kính khoảng 10 – 12 cm treo trên một cái giá gỗ hình thang. Giá gỗ rộng khoảng 50 cm, cao khoảng 65 cm. Vừa có thể đặt trên đế gỗ tử đàn rồi để trên bàn diễn tấu, lại có thể lắp tay nắm, một tay nâng chuông một tay diễn tấu. Tiếng chuông đồng vang vọng, mang âm hưởng làn điệu cổ xưa.

Hiệp hội âm nhạc làng Tân An có hai bộ chuông nhạc này, trong đó có một bộ do lâu năm nên khung gỗ tử đàn hơi long mộng, nay đã lấy bản lề đồng nẹp lại. Hội trưởng Khương Hội Lai cho biết, ông nội của ông nội hội trưởng Khương Hội Lai đã thấy bộ chuông nhạc này rồi, tối thiểu đã có lịch sử hơn 200 năm, còn bộ chuông nhạc kia cũng có lịch sử 150 năm.

Ngoài những nhạc cụ cổ xưa ra, phương thức ghi chép nhạc của hội âm nhạc làng Tân An cũng rất đặc biệt. Chúng ta hiện nay dùng con số và ký hiệu sonphe ghi chép nhạc , còn hội âm nhạc làng Tân An thì dùng chữ thể hiện năm âm thanh. Hội trưởng giới thiệu với chúng tôi về tình hình này.

Hỏi : Bản nhạc trước đây dùng chữ thể hiện năm âm gọi là " Ca tử" ?

Đáp : Đúng, còn gọi là " Để ca". Bắt đầu học nhạc là học ca tử và truyền lại đời sau. Giấy ghi chép nhạc sớm nhất của chúng tôi đã hư hỏng, có từ năm 1913.

Hỏi : Lịch sử của ca tử chắc rất lâu đời ?

Đáp : Đúng thế, học viện âm nhạc trung ương Trung Quốc có một cuốn niên giám, theo đó hầu hết các khu vực hoa bắc đều dùng ca tử để ghi chép nhạc, như bản Dốc núi dê , Quan Công từ biệt Tào Tháo , Khóc Nhan Hồi v v...

1  2