Hiện nay , Trung Quốc có hơn 600 thành phố , trình độ đô thị hóa chỉ 38% , thấp hơn mức bình quân thế giới là 47% . Theo quy hoạch , đến năm 2020, trình độ đô thị hoá của Trung Quốc sẽ được nâng cao tới 50% . Trong 20 năm tới sẽ có khoảng 400 triệu nông dân Trung Quốc trở thành dân thành phố .
Trong tiến trình đô thị hóa , Trung Quốc đã và đang đối mặt với áp lực về tài nguyên và môi trường , tuy chính phủ Trung Quốc hằng năm đều tăng thêm đầu tư và cường độ bảo vệ môi trường , nhưng xu thế môi trường sinh thái xấu đi ở một số thành phố vẫn chưa được khống chế hữu hiệu . Tình hình này đã cản trở nghiêm trọng cho sự phát triển hơn nữa của các thành phố . Hiện nay , nhiều thành phố Trung Quốc đã ý thức được rằng , chỉ có xây dựng thành phố sinh thái , điều hài toàn diện mối quan hệ giữa con người , xã hội và thiên nhiên , mới có thể đảm bảo cho thành phô phát triển bền vững .
Ông Dương Lâm—tổng thư ký ban thành phố vừa và nhỏ Hội nghiên cứu khoa học thành phố Trung Quốc đã cho biết khái niệm của thành phố sinh thái . Ông nói :
" Khái niệm thành phố sinh thái cụ thể là chỉ sự kết hợp càng chặt chẽ hơn giữa con người với thiên nhiên , thực hiện mục tiêu lấy con người làm gốc . Nếu thực hiện được thành phố sinh thái thì môi trường cư trú , sinh hoạt và công tác của thành phố sẽ được nâng cao về căn bản . "
Từ những năm 80 thế kỷ trước , Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành việc xây dựng môi trường sinh thái . Năm 1999 , tỉnh Hải Nam—một tỉnh nổi tiếng về du lịch ở miền nam Trung Quốc đã trước tiên được chính phủ phê chuẩn xây dựng tỉnh sinh thái . Sau đó , hai Tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang ở vùng đông bắc cũng được phên chuẩn xây dựng tỉnh sinh thái . Tiếp đến các tỉnh Thiểm Tây , Phúc Kiến , Sơn Đông , Tứ Xuyên cũng lần lượt nêu ra kế hoạch xây dựng tỉnh sinh thái . Nhiều thành phố như Thượng Hải , Dương Châu ,Thâm Quyến , Uy Hải v v...cũng lần lượt nêu ra mục tiêu phấn đấu xây dựng thành phố sinh thái .
Để chứng kiến hiệu qủa thực tế của việc xây dựng thành phố sinh thái , phóng viên đài chúng tôi đã đến thành phố Sâm Châu tỉnh Hồ Nam miền Trung Trung Quốc . Từ xưa đến nay , Sâm Châu núi đồi vây quanh , cây cối um tùm , tỷ lệ rừng che phủ đạt 62% , có ưu thế thiên nhiêu độc đáo . Kể từ năm 1994 đến nay , chính quyền thành phố Sâm Châu đã từng bước quán triệt quan niệm thành phố sinh thái vào phương án quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố .
Ông Nghĩa Thiên Lợi—trưởng phòng Ủy ban xây dựng thành phố Sâm Châu cho biết :
" Để làm nổi bật đặc sắc của thành phố trong rừng xanh , chúng tôi đã quy hoạch xây dựng nhiều khu phong cảnh , khu bảo vệ rừng tự nhiên , công viên , thảm cỏ công cộng đa chức năng và nhiều vườn hoa trung tâm , qua đó hình thành hệ thống phủ xanh có mối liên kết hữu cơ , xây dựng nên một qúan bar khí ô-xi khổng lồ cho người dân thành phố . "
Ngoài xây dựng ra , chính quyền thành phố cũng quán triệt quan niệm thành phố sinh thái trong phát triển kinh tế . Thành phố Sâm Châu là một trong những cơ sở sản xuất kim loại mầu quan trọng của Trung Quốc . Ngành khai khoáng là ngành trụ cột trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố . Thế nhưng việc khai khoáng cũng dẫn đến nguy cơ về sinh thái như : xói mòn , ô nhiễm môi trường , phá hoại thảm thực vật v v..., vì vậy , cùng với việc giảm thiểu tổng lượng khai thác tài nguyên khoáng sản , tích cực tìm kiếm ngành nghề thay thế ra , chính quyền thành phố còn áp dụng nhiều biện pháp để cải tạo môi trường sinh thái mỏ , ví dụ như vừa khai thác vừa khôi phục thảm thực vật v v... Những biện pháp này hiện đã cho hiệu qủa tốt đẹp .
Sự nỗ lực trong việc xây dựng sinh thái của Chính quyền thành phố Sâm Châu đã nhận được sự khen ngợi của cư dân thành phố . Em Lưu Đan—sinh viên Học viện hướng nghệ kỹ thuật thành phố Sâm Châu cho biết :
" Em cảm thấy thành phố của em rất đẹp , công việc phủ xanh làm rất tốt , các đường phố sạch sẽ , ngăn nắp . Trong môi trường cư trú, có núi , có nước , có rừng , làm cho em cảm thấy rất gần gũi với thiên nhiên . Sinh sống trong môi trường thiên nhiên , không khi cũng rất trong sạch , đời sống đương nhiên rất thoải mái ."
Được biết , không những các thành phố vừa và nhỏ đang tích cực xây dựng thành phố sinh thái , mà còn có một số thành phố lớn Trung Quốc cũng đang tích cực xây dựng thành phố sinh thái , ví dụ như thành phố Thượng Hải—thành phố công thương lớn nhất ở miền đông Trung Quốc . Gần đây , thành phố Thượng Hải đã triển khai chương trình hành động 3 năm xây dựng thành phố lành mạnh . Theo chương trình hành động này , chính quyền thành phố sẽ đầu tư 70 tỷ nhân dân tệ vào hơn 300 dự án cải tạo môi trường . Cho đến khi tổ chức Hội chợ thế giới năm 2010 , toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường chính của Thượng Hải sẽ đạt tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới . Đến năm 2020 , Thượng Hải sẽ cơ bản xây dựng thành một thành phố sinh thái . Mấy năm gần đây , Thượng Hải hàng năm đều đầu tư một khoản vốn bằng 3% GDP cho các dự án cải tạo môi trường , đã cải thiện mạnh mẽ môi trường sinh thái của thành phố .
Thành phố Sâm Châu và thành phố Thượng Hải mà Thúy Vi vừa giới thiệu trên đây là những thành phố đi đầu trong tiến trình xây dựng thành phố sinh thái ở Trung Quốc , Trung Quốc còn có nhiều thành phố lần lượt nêu ra thời gian biểu xây dựng thành phố sinh thái , những thuật ngữ sinh thái học như : GDP xanh , kinh tế tuần hoàn v v...cũng xuất hiện trong bài phát biểu của thị trưởng một số thành phố Trung Quốc . Một số thành phố năng lượng và thành phố công nghiệp nặng Trung Quốc đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong khi không ngừng khai thác tài nguyên , phát triển kinh tế , đồng thời đã bắt đầu vạch phương án xây dựng thành phố sinh thái , để từng bước khôi phục môi trường sinh thái vốn có .
|