Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-01-20 19:34:49    
Viện kính lão Tiền sơn đặc khu Châu Hải tỉnh Quảng Đông Trung Quốc

cri
Theo thống kê của cơ quan hữu quan Trung Quốc, năm 2003, số người trên 60 tuổi trong cả nước chiếm 10 o/o dân số. Theo sự giới định của quốc tế đối với xã hội người già, người già chiếm 10 o/o dân số trở lên thì bắt đầu bước vào xã hội người già, như vậy Trung Quốc đã chính thức bước vào xã hội người già. Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng sự nghiệp người già, khuyến khích và nâng đỡ các đoàn thể và cá nhân trong xã hội mở viện phúc lợi, nhà kính lão.v.v... Quan niệm truyền thống nuôi con phòng lúc tuổi già, dưỡng lão ở nhà cuối cùng sẽ phải nhường chỗ cho hiện thực dưỡng lão xã hội.

Phóng viên đài chúng tôi đã đến viện kính lão Tiền Sơn thành phố Châu hải vào một ngày mùa đông ánh nắng chan hòa. Viện kính lão này xây dựng tháng 7 năm 1992 với phong cách quần thể kiến trúc biệt thự viên lâm , là viện dưỡng lão có tính chất bán phúc lợi của văn phòng phường Tiền Sơn thành phố Châu Hải. Cả khu viên lâm có diện tích 10500 mét vuông, diện tích nhà ở là 4200 mét vuông, có tất cả 51 phòng, hiện nay có 102 cụ ở hết toàn bộ số phòng này. Chúng tôi thấy cả khu nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, xung quanh cây cối xanh tươi , môi trường tươi đẹp, từng dãy nhà một tầng núp dưới bóng cây. Mấy cụ già đi bách bộ phơi nắng, trông thật thảnh thơi.

Đến giờ ăn cơm trưa, các cụ lần lượt đến nhà ăn sạch sẽ cao ráo, thưởng thức những món ăn hợp khẩu vị, ngoài cơm, mì sợi và cháo ra, còn có các món ăn như thịt kho, tôm kho, rau sào.v.v... Chúng tôi phỏng vấn cụ Ngô Xương Thuận năm nay 79 tuổi đang ăn cơm trưa:

A: Thưa cụ, thức ăn hôm nay có ngon không ạ ?

B: Thức ăn ngon .

A: Cụ đến đây bao lâu rồi ạ ?

B: Đã bảy năm rồi.

A: Tại sao cụ lại nghĩ đến đây ở ?

B: Tôi bị bệnh hen xuyễn, nghe nói ở đây điều kiện tốt nên tôi đến thôi. Tôi có bốn người con gái, có cô ở thành phố Châu Hải. Trước đây tôi ở chung với con cái, nhưng chúng nó đều rất bận rộn, tôi ốm nhưng nhà không có người trông nom. Lãnh đạo và nhân viên viện kính lão chăm sóc chúng tôi rất tốt, họ kịp thời cấp cứu khi tôi mắc bệnh. Tôi muốn ở đây suốt thôi.

Phần lớn những người già sinh sống trong viện kính lão Tiền Sơn đều giống như cụ Thuận, tuy nhà ở Châu Hải, có con cháu, điều kiện gia đình khá, nhưng đều chủ động xin đến đây sống cuộc sống tuổi già. Hỏi nguyên nhân tại sao, chị Tào Tuyết Anh, năm nay 37 tuổi, viện trưởng, đã công tác ở đây mười năm cho chúng tôi biết:

Theo đà xã hội phát triển, rất nhiều cụ nhà không có người chăm sóc nên lần lượt xin đến đây ở. Họ đều tự túc đến đây hưởng thụ cuộc sống tuổi già. Lãnh đạo thị trấn và phường rất quan tâm công tác của chúng tôi, tài sản cố định như nhà cửa.v.v... đều của chính quyền địa phương. Những nhân viên phục vụ ở đây rất có tinh thần trách nhiệm, rất có lòng nhân ái. Chúng tôi thu lệ phí tương đối thấp. Ví dụ những cụ tự lo liệu được cho bản thân thì chỉ nộp 700 đồng một tháng, nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn có thể giảm bớt đôi chút, nếu ốm nặng không dậy được cần người chăm sóc 24 / 24 tiếng thì mỗi tháng nộp 1500 đồng.

Tất cả những người ở trong viện kính lão đều như nhau, hai cụ ở một phòng, trong phòng có đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như giường, sa lông, tủ.v.v..., nhưng trong phòng không có TV, mà trong viện kính lão có một phòng giành riêng để xem ti vi, mục đích là để các cụ rời phòng ngủ cùng các cụ già khác xem ti vi, trò chuyện trao đổi. Ngoài ra, trong viện kính lão còn có nhiều nơi giải trí như phòng rèn luyện sức khỏe, đánh mạt trượt, bi-a.v.v...

Cụ Đàm Long Phúc năm nay 85 tuổi cho chúng tôi biết :

Chúng tôi ở đây rất thỏa mái, rộng rãi, trong buồng ngủ có nhà tắm và toa lét, có người quét dọn vệ sinh. Tôi yêu cầu con trai đưa đến đây. Người già nhất định phải thay đổi tư tưởng cũ đi, tôi ở đây rất vui vẻ.

Viện kính lão phục vụ ra sao, ngoài việc phụ thuộc vào sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương và xã hội ra, tinh thần yêu nghề của nhân viên trực tiếp tiếp xúc với người cao tuổi cũng hết sức quan trọng. Hiện nay, viện kính lão có 36 cán bộ nhân viên, bình quân khoảng 35 tuổi. Những người hộ lý đều có trình độ văn hóa trung học, nắm được một số kiến thức hộ lý nhất định, nhất là có lòng nhân ái và tính kiên nhẫn .

Để nâng cao trình độ cho hộ lý, lãnh đạo viện tổ chức lớp tập huấn không định kỳ mời y bác sĩ đến bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên công tác tại đây . Viện kính lão còn có hai bác sĩ chuyên trách, hàng ngày đến từng phòng kiểm tra tình hình sức khỏe các cụ.

Anh Lý Minh Đức, người Hồ Nam, đã làm công việc Hộ lý ở đây 6 năm, sớm tối chăm sóc sinh hoạt thường ngày của các cụ , am hiểu về công việc của mình :

Lúc đó , tôi chỉ định đến đây làm một thời gian , nhưng làm rồi không bỏ đi , bởi vì công việc này hết sức quan trọng. Hiện nay rất nhiều người bận rộn công việc trong xã hội, không có thời gian chăm sóc người già, chỉ mong đưa các cụ đến viện kính lão. Người già bất kể là ở thành thị hay nông thôn đều cần có người trông nom, cha mẹ tôi cũng như vậy. Tôi coi các cụ ở đây như cha mẹ mình vậy , tôi rất hài lòng với công việc của mình. Nếu viện kính lão cần , tôi sẽ làm việc ở đây suốt đời .

Lời nói của anh Lý Minh Đức rất chất phác, phản ánh một hiện thực không thể né tránh, là năm tháng sẽ bào mòn sinh lực, đến ngày chúng ta già đi , cũng cần đến sự giúp đỡ và đùm bọc của xã hội, bây giờ đây yêu mến đùm bọc người già thì cũng như yêu thương bản thân mai sau.

Viện trưởng Tào Tuyết Anh cho chúng tôi biết, hiện nay viện kính lão không còn phòng trống, viện kính lão có kế hoạch mở rộng , xây thêm một tòa nhà 8-9 tầng, để nhận thêm người già đến đây.

Khi chúng tôi từ giã nơi đây, ánh nắng buổi chiều vẫn còn ấm áp, nhưng ánh hoàng hôn sẽ dần dần khuất bóng trong phút chốc. Quay lại nhìn tấm biển với hàng chữ " Khuôn viên Di Lạc Tiền Sơn" màu đồng thau chói lọi dưới ánh nắng, hình như nói với mọi người qua đường rằng , cuộc sống của người cao tuổi ở đây rất vui vẻ và hạnh phúc.