Chữ "Húy" ở đây có nghĩa là giấu giếm. Còn chữ "Kỵ" là chỉ lo ngại hoặc sợ. Vậy câu thành ngữ "Húy tật kỵ y" có nghĩa là giấu giếm bệnh tật của mình, ngại để thầy thuốc khám ra rồi chạy chữa thuốc thang, dùng để chỉ người giấu giếm yếu điểm và lỗi lầm của mình tránh bị người ta phê bình.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ (Chu Tử thông thư- quá).
Biển Thước là một danh y thời Chiến Quốc vào hơn 2 nghìn năm trước.
Một hôm, Biển Thước đến yết kiến Sái Hằng Công, ông được hồi lâu rồi nói với Sái Hằng Công rằng: "Đại vương hiện đang mắc bệnh, mà bệnh hiện đang ở bề mặt ngoài da, Đại vương nên chạy chữa cho nhanh". Sái Hằng công nói: "Khỏi phải chạy chữa, tôi chẳng có bệnh gì cả".
Mấy hôm sau, Biển Thước lại đến yết kiến Sái Hằng Công. Biển Thước nói: "Đại vương, bệnh của ngài hiện đã lan sang các cơ thịt, nếu không chạy chữa mau thì bệnh tình sẽ càng nặng thêm". Sái Hằng Công nghe vậy không được vui lắm.
Lại qua mấy ngày sau, Biển Thước lại đến gặp Sái Hằng Công và nói rằng : Bệnh của Đại Vương hiện đã lan sâu vào ruột gai, nếu không chạy chữa ngay thì nguy to". Sái Hằng Công không những không nghe theo, ngược lại càng thêm bực tức.
Mười mấy ngày sau, khi Biển Thước đến gặp và nhìn thấy Sái Hằng công thì liền quay ngoắt người chạy ra. Sái Hằng Công lấy làm lạ bèn sai người đuổi theo hỏi Biển Thước. Biển Thước trả lời rằng: "Con người ta đã mắc bệnh, khi bệnh còn ở ngoài da thì có thể bôi thuốc hoặc uống thuốc là khỏi. Khi bệnh lan vào các cơ thịt thì có thể châm cứu hoặc dùng đá ấn huyệt vị là khỏi. Còn khi bệnh đã lan vào ruột gan, thì vẫn có cách chữa khỏi được. Nhưng khi bệnh đã ngấm sâu vào xương tủy thì quả là vô phương cứu chữa. Bệnh của Đại Vương hiện đã đi vào xương tủy, tôi thật không có cách nào cứu chữa được nữa ".
Năm ngày sau, Sái Hằng Công cảm thấy trong người đau đớn rất khó chịu, bèn vội vàng sai người đi mời Biển Thước, nhưng Biển Thước lúc này đã trốn sang nước Tần. Cuối cùng, Sái Hằng Công đã chết vì bệnh.
Hiện nay, người ta vẫn dùng thành ngữ: " Húy tật kỵ y" để ví với người giấy giếm những thiếu sót và lỗi lầm của mình tránh bị người ta phê bình.
|