Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-03-17 13:42:35    
Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức

cri
Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức và chùa chiền xung quanh bắt đầu xây dựng từ năm thứ 42 Khang Hy (tức năm 1703), đến năm thứ 57 Càn Long (tức năm 1792) mới hoàn thành, thời gian xây dựng kéo dài trong cả thế kỷ 18. Là hành cung mùa hè của triều nhà Thanh, các vị vua Khang Hy, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong... đã từng sống và làm việc tại đây: xử lý công việc chính quyền quân đội, dân tộc và ngoại giao... Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức cũng trở thành một trung tâm chính trị quan trong sau Bắc Kinh.

Năm 1644, quý tộc Mãn đánh vào cửa ải Vạn Lý Trường Thành, bắt đầu thời kỳ thống trị của Nhà Thanh, để giữ phong tục thượng võ của mình, hàng năm bọn quý tộc kéo đến khu vực Mộc Lan nằm gần thảo nguyên Mông Cổ ở ngoài Vạn lý Trường thành vừa khoanh vùng săn thú vừa luyện tập quân đội. Đầu tháng 9 năm 1703, vua Khang Hy đi săn thú tại Mộc Lan trên đường về thấy phong cảnh khu vực suối Rơ-hơ bên bờ sông Võ Liệt rất đẹp, bèn ra lệnh xây dựng "Hành cung Rơ-hơ". Sau khi xây xong, vua Khang Hy đích thân đề chữ "Sơn trang nghỉ mát", thế là một khu vườn hoàng gia tập trung những nét đặc sắc nhất của vườn hoa miền Nam miền Bắc Trung Quốc đã ra đời.

Sơn trang nghỉ mát giáp núi gần bờ, kết cấu tổng thể là cung điện ở phía trước, vườn hoa ở phía sau, khu vực cung điện xây dựng trên đất bằng phẳng ở phía trước Sơn Trang, khu vực vườn hoa là phần sau của sơn trang, phía đông là hồ, phía tây giáp núi. Toàn khu vực được bao bọc bởi bức tường dài 10 ki-lô-mét. Lệ Chính Môn là cổng chính của Sơn trang, các đại thần vào chầu, ngoại tộc vào-------, đều từ cổng này đi vào. Nội Ngọ Môn trong Lệ Chính Môn từng là cửa chính của Sơn trang, trên cửa treo biển do vua Khang Hy đề chữ.

Kiến trúc khu cung điện chia thành bốn bộ phần: Chính Cung, Tùng Hạc Trai, Vạn Hạc Tùng Phong và Đông Cung.

Chính Cung: chính cung là cung điện chính của Sơn trang, phía nam đối diện với Lệ Chính Môn, phía Bắc là hồ, theo quy chế truyền thống nhà vua "thân cư cửu trùng", cung điện được xây theo khuôn mẫu chín sân to nhỏ khác nhau, tạo thành bố cục phía trước là nơi làm việc, phía sau là nơi nghỉ ngơi. Ở phần trước điện Đạm Bạc Kính Thành là cung điện chính, có kiến trúc bằng gỗ lim không chạm trổ và sơn, toát lên vẻ cổ kính tao nhã, là nơi tổ chức lễ nghi quan trọng của Sơn trang. Phần sau có cung điện chính là cung điện Nhan Ba Trí Sảng, là nơi nghỉ ngơi của nhà vua. Năm 1860, liên quân Anh Pháp xâm lược Bắc Kinh, vua Hàm Phong đưa Di quý Phi tránh nạn về đây, chính là trong cung điện này, vua Hàm Phong buộc phải ký kết "Hiệp ước Bắc Kinh", một hiệp ước làm mất chủ quyền và là sự sỉ nhục của đất nước. Sau đó vua Hàm Phong băng hà trong Tây Noãn Các.

Tùng Hạc Trai, ở phía đông cung điện chính, là nhà dưỡng lão của mẫu hậu do vua Càn Long xây dựng, lấy ý của câu "Tùng hạc diên niên" để đặt tên cho cung điện.

Vạn hạc tùng phong, đây là một quần thể kiến trúc không có trục chính rõ ràng, và không đối xứng với nhau, được nối liền với nhau bởi hành lang, là một quần thể kiến trúc kết hợp khéo léo phong cách kiến trúc vườn hoa tự nhiên miền nam với kiến trúc vườn hoa cổ điển ở miền bắc.

Khu vực cung điện của Sơn trang tuy tách xa khu vực vườn hoa, nhưng lúc xây cung điện đã chú ý đến sự nối kết với vườn hoa cho nên chỗ nào cũng thấy tận dụng cây cỏ hoa lá, hòn non bộ làm cho cung điện với vườn hoa hoà nhập với nhau rất hài hoà. Về màu sắc kiến trúc, cũng tránh lạm dụng tường đỏ ngói lưu ly màu vàng, thay vào đó là gạch xanh, ngói xấm và gỗ mộc không trang trí gì cả, thoát được vẻ uy nghi của hoàng thành Bắc Kinh.

Cảnh vườn hoa phía sau do hồ, bãi cỏ, cánh rừng và non bộ tạo thành, lấy hồ, đảo trong hồ, đê, cánh rừng, thảo nguyên, đường ven, ngọn núi, thung lũng và suối chín thắng cảnh.

Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức tổng cộng có 8 hồ lớn nhỏ, quanh hồ mô phỏng xây dựng các kiến trúc ở trong danh lam thắng cảnh trong cả nước.

Vua Khang Hy, Càn Long đã nhiều lần vi hành Giang nam, rất thích phong cảnh kiến trúc vườn hoa vùng giang nam, cho nên cho mô phỏng xây dựng.

Trong Sơn trang phía bắc hồ là thảo nguyên và cánh rừng khá rộng, thả nuôi nhiều con nai, con hạc và con ngựa do các nơi triều cúng, vua Càn Long đặt tên là "Vạn thụ viên", đây cũng là nơi săn thú quy mô nhỏ của nhà vua.

Phía bắc Vạn Thụ Viên dựng 28 cái lều Mông Cổ, là nơi hoạt động chính trị quan trọng của Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức. Thời vua Càn Long ở đây, nhà vua tiếp, mở tiệc thết đãi các bộ lạc Mông Cổ, thủ lĩnh chính trị và tôn giáo Tây Tạng Ban Thiền thứ sáu, đặc sứ nước Anh cũng từng trình quốc thư trong lều Mông Cổ.

Dưới chân núi Tây Sơn trong khuôn viên Vạn Thụ Viên, có một ngôi nhà được bao bọc trong bốn bức tường màu hồng, đó là Văn Tân Các nơi cất giữ "Tứ Khố Toàn Thư". Cùng với Văn Duyên Các ở Tử Cẩm Thành, Văn Nguyên Các ở Viên Minh Viên, Văn Thụ Các ở Cố cung Thẩm Dương, Văn Tân Các được coi là "nội đình tứ các". Kiến trúc chính được xây dựng mô phỏng theo Thiên Nhất Các – một toà lầu cất giữ sách nổi tiếng ở thành phố Ninh Ba tỉnh Chiết Giang.

Kẻ thống trị nhà Thanh xây dựng Sơn trang nghỉ mát, có bối cảnh chính trị quan trọng của nó. Quân Thanh vào Bắc Kinh tiêu diệt nhà Minh, việc này liên quan mật thiết với sự liên kết của các bộ tộc Mông Cổ. Sau khi nhà Thanh đóng đô Bắc Kinh, vẫn rất coi trọng mối quan hệ với Mông Cổ, song song với việc giữ gìn mối quan hệ hôn nhân với hoàng tộc Mông Cổ và nâng cao địa vị của họ, nhà Thanh đã tăng cường quản lý hành chính đối với các địa phương Mông Cổ. Vua Khang Hy lựa chọn Mộc Lan làm địa điểm xây dựng vùng săn thú vào muà thu, cho xây dựng Sơn trang nghỉ mát, làm nhằm giữ tình thân thiết với hoàng tộc Mông Cổ để củng cố chính quyền Trung ương và vùng biên cương phía bắc. Đến thời vua Càn Long, chính sách này vẫn tiếp tục được thi hành, điểm này được thể hiện tập trung ở những chùa chiền nằm ngoài phạm vi Sơn trang nghỉ mát.

Trong thời gian từ năm thứ 52 vua Khang Hy (tức 1713) đến vua Càn Long năm thứ 49 (tức 1784), tại ngoài Sơn trang nghỉ mát đã lần lượt xây dựng 12 ngôi chùa, trong các văn kiện nước nhà Thanh đều gọi là "chùa ngoại". Trong đó, tám chuà do triều đình cử lạt ma, viện Lý Phan và cấp lương, cho nên được người đời gọi là "tám chùa ngoại". Những ngôi chùa này là kết quả của việc vua Khang Hy và vua Càn Long nhà Thanh sử dụng Sơn trang nghỉ mát tiến hành hoạt động chính trị, quần thể kiến trúc này cùng với Sơn trang nghỉ mát, hình thành một quần thể chùa chiền hoàng gia ngày nay, tráng lệ với nhiều kiến trúc mang phong cách khác nhau.

Phổ Nhân Tự, Phổ Thiện Tự là hai ngôi chùa lạt ma được xây dựng sớm nhất tại ngoại vi Sơn trang, năm thứ 52vua Khang Hy (tức 1713), để chúc mừng sinh nhật lần thứ 60 của vua Khang Hy và 10 năm xây dựng Sơn trang nghỉ mát, cũng như đón tiếp các thủ lĩnh Mông Cổ đến Rơ-hơ mừng thọ, đã xây dựng hai ngôi chùa này.

Một ngôi chùa mang cấu trúc dân tộc Hán nằm ở phía bắc Sơn trang nghỉ mát, đó là Thụ Tượng Tự, được xây dựng năm thứ 39 vua Càn Long (tức năm 1774), thực tế là nhà thờ tổ của triều nhà Thanh. Giữa thế kỷ 18, do vùng biên cương nhà Thanh ổn định nền thống trị trung ương đối với địa phương của nhà Thanh ngày một củng cố, kẻ thống trị nhà Thanh đã ý thức thấy sự cần thiết xây dựng nhà thờ tổ nhằm xác lập địa vị tín ngưỡng của mình.

Phổ Ninh Tự, xây vào năm thứ 20 vua Càn Long (tức năm 1755), đó là một ngôi chuà đánh dấu việc Nhà Thanh dẹp yên cuộc phiến loạn của thế lực chia cắt Chuân-gơ, nhằm củng cố biên cương vùng tây bắc.

Chùa Tấn Hữu Tự, An Viễn Tự và Phổ Lạc Tự là kiến trúc kết hợp phong cách Hán và Tạng.

Phổ Hữu Tự, chỉ cách Phổ Ninh Tự một bức tường, xây dựng năm thứ 25 Càn Long (tức năm 1760), từng là trường đại học phật giáo của các lạt ma tại các chùa ngoại, tiếng Tạng gọi là Cha-sang, rất nhiều lạt ma Mông Cổ đến đây học hành.

Chùa An Viễn, xây dựng năm 29 Càn Long (tức năm 1764), ngói lưu ly màu đen của chùa rất đặc sắc. Năm 1759, hơn 2000 dân của bộ tộc Chi-ta-sư-da-oa thuộc bộ tộc Chuân-gơ từng sinh sống tại Y-li, do phản đối việc làm dối loạn chia rẽ, đã ra đầu hàng nhà Thanh và di cư tới Rơ-hơ. Chuà này không những giữ nguyên phong cách kiến trúc của các chùa chiền vùng Y-li Tân Cương, mà còn nghi lại sự tích vĩ đại giữ giừ đại đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước TQ, sống mãi mãi trong lòng nhân dân.

Phổ Lạc Tự, xây dựng năm 1766, nằm ở phía đông Sơn trang nghỉ mát, là một kiến trúc có nóc nhà hình vom giống Điện Kỷ Niên Thiên Đàn Bắc Kinh.

Phong cách kiến trúc chùa ngoại phần lớn chịu ảnh hưởng ít nhiều của kiến trúc chùa Tạng, trong đó ba ngôi chuà Phổ Đà Tôn Thừa, Tu Di Phúc Thọ và Quảng An chủ thể kiến trúc thuộc phong cách Tây Tạng. Những ngôi chùa mang phong cách Tạng này thể hiện chính sách tôn giáo dân tộc "tôn trọng tôn giáo, không thay đổi tập tục" kết hợp với tư tưởng thống trị "thống trị bằng tập tục" của kẻ thống trị nhà Thanh.

Tám chùa ngoại theo phong cách và nội dung của các chùa chiền đã lựa chọn nơi giáp núi gần nước làm địa điểm, xây dựng với thủ pháp kiến trúc là chùa chiền kết hợp với nghệ thuật vườn hoa truyền thống, không những về hình thức đã bao gồm cả ba loại hình kiến trúc là kiến trúc Phật giáo kiểu dân tộc Hán, kiểu dân tộc Tạng, và kết hợp kiểu Hán Tạng, mà còn thể hiện đầy đủ lịch sử và hiện thực kết hợp ba tôn giáo lớn Nho, Phật, Đạo với nhau thông qua quá trình học tập và hoà nhập vào nhau.