Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-01-07 15:22:23    
Hồ trung thiên địa

cri

"Hồ trung thiên địa"có nghĩa là tiên cảnh mà đạo giáo thường nói tới, hoặc chỉ nơi siêu phàm thoát tục.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Vân cập- nhị thập bát trị"

Tương truyền, tại một nơi cách thành đô hơn nghìn dặm có trái núi gọi là núi Vân Đài, đây là mảnh đất thiêng liêng của đạo giáo. Theo ghi chép của sách đạo thì Trương Đạo Lăng- người được gọi là Chính thiên nhất sư đã dẫn hơn 300 đệ tử tu hành tại đây.

Ít lâu sau, Trương Đạo Lăng cử đệ tử chủa mình là Trương Thân làm chủ trì đạo quán Vân Đài. Bấy giờ có một người tên là Thi Tồn một lòng một dạ muốn đắc đạo thành tiên. Anh ta nghe nói có Thần Tiên Hồ Công được Trương Thiên Sư cử chủ trì trên núi Vân Đài, bèn không quản ngại vượt đường xa ngàn dặm đến đây học đạo với Hồ Công. Người được gọi là Thần Tiên Hồ Công này chính là Trương Thân.

Trương Thân sỡ dĩ được gọi là Thần Tiên Hồ Công, còn có một truyện kề kỳ lạ như sau:

Một hôm, người ta tình cờ nhìn thấy trên mình Trương Thân có một hồ rượu, chỉ cần Trương Thân mở miệng niệm thần chú là trong hồ bèn hiện lên nhiều loại màu sắc khác nhau và có các hình dạng như: mặt trăng, mặt trời , vị sao, trời đất núi đồi, hoa lá cỏ cây, đình đài lầu các v v. Điều càng bất ngờ hơn là cứ đến ban đêm, Trương Thân lại đặt hồ trên mặt đất, rồi sau khi niện thần chú xong liền tự mình chui vào trong hồ, hả hê tận hưởng cuộc sống thần tiên. Trương Thân gọi trời đất trong hồ là "Hồ Thiên", cho nên, Trương Thân mới được người ta gọi là Hồ Công.

Đương nhiên, đây chỉ là truyện truyền thuyết thôi, không thể có người chui vào hồ rượu được, nhưng câu thành ngữ "Hồ trung thiên địa" đã được lưu truyền mãi đến ngày nay.

Hiện nay, người ta thường dùng "Hồ trung thiên địa" để miêu tả về tiên cảnh mà đạo giáo vẫn nói tới, hoặc ví với nơi siêu phàm thoát tục.