Các bạn thân mến, trong tiết mục hôm nay LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn câu chuyện về tình yêu của hai người khuyết tật, đây là một mối tình khiến mọi người hết sức cảm động, trải qua biết bao khó khăn, trắc trở hai người thanh niên khiếm thị đã xây dựng tổ ấm gia đình .
Có thể nói hai người thật bất bạnh. Mắt của Quách Trường Lợi hầu như không nhìn thấy gì, ngoài việc có thể cảm giác được ánh sáng ra . Trần Yến tuy bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, nhưng thị lực của Yến còn tốt hơn Lợi đôi chút, mắt trái là 0,5, mắt phải là 0 độ. Nhưng hai người không vì thân thể có khuyết tật mà chùn bước, 13 tuổi Trần Yến mới bước chân vào ngưỡng cửa trường khiếm thị, sau mười mấy năm tự học và miệt mài phấn đấu, đã học được nghề điều chỉnh đàn Pi-a-nô, đến nay Yến đã là người điều chỉnh đàn có chút tiếng tăm ở Bắc Kinh. Nhà Quách Trường Lợi ở huyện Mật Vân, hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhưng Lợi lại rất chịu khó học tập, nếu như không bị khuyết tật, thì Lợi đã thi lên đại học từ lâu rồi .
Năm 18 tuổi, Yến và Lợi cùng học ở trường khiếm thị, Yến học ở lớp nhặc cụ, còn Lợi học xoa bóp, hai người quen nhau buổi ban đầu cũng bắt đầu từ đây. Lúc đó Yến bị bệnh cột sống và mỗi khi phát bệnh là đau nửa đầu, những lúc ấy Lợi xoa bóp cho Yến. Dần dần hai người thấy qúy mến nhau , Lợi nhiều hơn Yến 5 tuổi, Vì vậy có việc gì Yến cũng tâm sự với Lợi, còn Lợi thì chăm sóc Yến chu đáo, tỷ mỷ như người anh.
Yến ngày càng có cảm tình với Lợi, Yến đã nhiều lần nhắc khéo,thậm chí ngỏ ý với Lợi, nhưng Lợi cứ làm ngơ, hoặc tránh mặt. Yến bực nhưng không biết làm thế nào, nghĩ thầm: có người con gái nào dám chủ động tỏ tình với chàng trai như mình ? Ngẫm nghĩ mấy ngày trời, Yến thuyết phục được bản thân mình, để giành hạnh phúc cho mình, Yến quyết tâm tỏ tình với Lợi .
Một hôm , Yến tìm Lợi và nói : " thứ bẩy em có việc muốn gặp anh."Nói xong, Yến mong đợi đến ngày thứ bẩy. Tối thứ bẩy Lợi đến đúng hẹn. Chuyện trò một lúc, Yến nói thẳng: " anh Lợi, em muốn nói với anh một việc, em muốn làm bạn với anh."Lợi đứng ngây người hồi lâu mới nói :" anh biết Yến là người con gái rất đáng yêu, nhưng anh không thể nhận lời, bởi anh là người nông thôn, sau khi tốt nghiệp có lẽ cũng không tìm được công ăn việc làm cố định, gia đình lại nghèo khó, bố anh đã mất năm anh mới có 13 tuổi, chị gái và em trai nuôi anh ăn học. Anh rất qúy mến em, nhưng kiếp này chúng mình không có duyên phận."Thực ra Lợi đã mến Yến từ lâu, nhưng do hoàn cảnh gia đình và điều kiện của mình, Lợi cảm thấy không xứng với Yến.
Về sau sự thật đã chứng minh bước đường tình của Yến đầm ấm, hạnh phúc biết nhường nào,đến nay hồi tưởng lại quãng thời gian hai người yêu nhau, Yến luôn nở nụ cười hạnh phúc. Tuy hai người đều không nhìn thấy gì, nhưng vì tình yêu, hai người cùng dìu dắt nhau, mò mẫm đi về phía trước .
Thời gian trôi đi rất nhanh, Lợi đã tốt nghiệp và cũng đã đến tuổi thành lập gia đình. Nhưng khi Yến nói với bà ngoại việc cùng Lợi thành lập gia đình, thì bà ngoại lắc đầu nói : "cháu dứt khoát không được lấy Lợi, Lợi vừa nghèo, nhà ở nông thôn mà lại không có nhà cửa, vừa xấu xí, cháu không thể sống khổ sở một đời với Lợi. Hơn nữa bản thân cháu là người khiếm thị, lại lấy người chồng không nhìn thấy gì, sau này sinh sống ra sao ? Ngay đập con ruồi cũng không đập được ."
Nhưng lúc này , Yến và Lợi đã yêu nhau 4 năm trời và có một tình cảm sâu đậm, ngày 24 tháng 10 năm 1994, Yến lấy trộm quyển hộ khẩu của gia đình đến huyện Mật Vân đăng ký kết hôn. Hai người chọn ngày 20 tháng 11 làm lễ cưới . Hôm đó , chị Lợi mượn chiếc xe ô tô Đại Chúng màu trắng làm xe đón dâu. Lúc rước dâu, bà ngoại Yến không cầm được nước mắt .
Để chứng thực sự lựa chọn của mình là đúng đắn, sau khi lấy nhau , Yến và Lợi thuê một căn nhà nhỏ, sống cuộc sống độc lập. Nói là căn nhà nhỏ, thực ra là căn nhà bán mái bên cạnh nhà người khác, mái rất thấp, Yến nhẩy lên là đụng tới nóc nhà. Bốn bức tường trống trải, tường không quét vôi , nhìn thấy gạch, mỗi tháng 140 đồng tiền thuê nhà .
Yến nói : "Còn nhớ đêm giao thừa, nhà nào nhà nấy quây quần bên mâm cơm xem truyền hình, nhưng hai vợ chồng tôi ngoài chiếc tủ lạnh, không có một thứ đồ điện nào khác, cũng không có ti vi. Đây là cái tết đầu tiên sau khi lấy nhau ra ở riêng, trong lòng cảm thấy ngậm ngùi khó tả, hai vợ chồng ngồi nhìn nhau. Đột nhiên, Lợi nói với tôi : "chúng mình ly hôn đi."
"Tôi giật nẩy mình, bình thường Lợi rất thương yêu tôi, làm sao có thể nghĩ như vậy ? Lợi nói tiếp, Anh còn nhớ trước khi lấy em, anh đã hứa với bà ngoại nhất định phải cho em một cuộc sống hạnh phúc, nhưng sau khi lấy nhau anh không làm được điều đó, để em phải chịu biết bao khổ sở, dựa vào bản thân mình thì cả đời không có được căn nhà riêng, có lẽ em phải cùng anh cả đời đi ở thuê .... Tôi nói, anh đừng buồn, sau này chúng mình nhất định sẽ dành dụm được tiền mua nhà riêng ..."Đêm giao thừa năm ấy, trong lúc muôn nhà vui mừng đón năm mới, thì một đôi vợ chồng khiếm thị than khóc trong ngôi nhà nhỏ đi thuê .
Thời gian trôi đi rất nhanh, chẳng mấy chốc Yến và Lợi đã lấy nhau được 9 năm, và cùng nhau vượt qua 9 năm khó khăn, trắc trở. Hiện nay Yến đã đã là người thợ điều chỉnh đàn Pi-a-nô nổi tiếng của Bắc Kinh, không những hàng tháng thu nhập hơn 1000 đồng, mà còn mở đường dây điện thoại nóng điều chỉnh đàn của người khiếm thị, tự bỏ tiền mở trang web điều chỉnh đàn, còn Lợi do công tác xuất sắc và nói tiếng Anh rất thành thạo, lãnh đao bệnh viện cử Lợi đi công tác ở Ai-xơ-len nửa năm, hai vợ chồng mua một căn hộ khép kín rộng 114 mét vuông với giá ưu tiên ở khu Xương Bình Bắc Kinh.
|