Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2004-01-02 14:29:45    
Bún qua cầu

cri
Tỉnh Vân Nam- một miền đất thơ mộng ở biên giới tây nam TQ không những có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mà còn có phong tục tập quán dân tộc muôn màu muôn vẻ và văn hóa ẩm thực giầu đặc sắc độc đáo. Nếu bạn đến du lịch Vân Nam thì chớ nên bỏ lỡ dịp thưởng thức các món ăn ở đây, nó không những rất ngon miệng, mà bạn còn sẽ được nghe kể truyền thuyết về các món ăn này.

Khi bạn đến du lịch Vân Nam, nếu muốn nếm các món ăn của địa phương, thì trong 10 người sẽ có 9 người mách bảo bạn là ăn "Bún qua cầu". Thậm trí sẽ có người nói, nếu đến Vân nam mà không ăn "Bún qua cầu" thì coi như chưa đến qua Vân Nam.

Bún là một loại thực phẩm tương tự như mì sợi. Chúng ta hãy tạm chưa nói tới việc ăn và mùi vị ra sao, trước tiên xin kể với bạn về xuất xứ của các món ăn này, cũng có thể sau khi nghe xong truyện kể sau đây, bạn sẽ hiểu biết phần nào về món ăn này.

Ông Tào Thanh Tường là giám đốc "Thành món ăn Vân nam Cát khâm viên", một nhà hàng nổi tiếng nhất ở thành phố Côn Minh, nhà hàng này chuyên bán món "Bún qua cầu". Ông Tường đã kể về truyền thuyết của món ăn này:

"Tương truyền vào hơn 100 năm trước, có một chàng thư sinh họ Trương để chuẩn bị cho thi cử, đã đến khổ học trên một đảo nhỏ ở Nam Hồ của Vân Nam, người vợ hiền và xinh đẹp của anh hàng ngày đều phải mang cơm từ nhà đến cho anh. Do Nam Hồ cách nhà tương đối xa, nên cơm đưa đến nơi đều đã nguội cả, ăn không ngon mà dinh dưỡng cũng kém đi, nên chàng thư sinh này ngày một gầy yếu. Người vợ thấy chồng sức khỏe sa sút như vậy thì thương chồng lắm".

Ông Tường kể tiếp, người vợ muốn chồng được ăn ngon và chóng hồi phục sức khỏe, một hôm, chị ninh một con gà béo rồi đựng cả nước lẫn cái vào một chiếc vò đất rồi vội vã đưa sang cho chồng. Đường sang Nam Hồ phải đi qua một chiếc cầu rất dài, vì quá mệt và đuối sức, chị bị chóng mặt và ngã ngất trên cầu. Sau khi tỉnh lại, nghĩ tới chồng lại phải ăn bún canh nguội thì lòng chị bỗng cảm thấy như se thắt lại. Nhưng khi sờ tay vào vò đựng canh thì vẫn thấy nóng hôi hổi, chị vội gượng đứng dậy đưa sang cho chồng. Lần này, chồng chị đã được ăn một bữa bún canh nóng. Qua việc này chị mới hiểu được, sở dĩ canh vẫn nóng nguyên là vì phía trên có một lớp váng mỡ dày. Về sau chi lại cho thêm thịt, cá và rau thái miếng vào canh, khiến canh càng thêm tươi ngon. Để cảm ơn người vợ của mình, chàng thư sinh đã đặt tên cho món ăn này là "Bún qua cầu" và đặt đoạn tình duyên của vợ chồng là "Duyên qua cầu".

Một món ăn vậy thôi, đã để lại cho chúng ta một câu truyện thật vô cùng cảm động, thì phải chăng bạn cũng đã muốn nếm thử món ăn này. Qua truyện kể này chắc bạn cũng đã hiểu "Bún qua cầu" ngon, điều quan trọng là bởi nước canh.

Qua trình nấu canh " Bún qua cầu" cũng tương đối cầu kỳ, nhưng thường thì dùng thịt gà mái, vịt cái già hoặc xương lợn hầm, tỷ lệ nước và cái vừa phải, trong khi nấu không cho thêm nước. Sau khi to lửa đun sôi, gạn hết váng rồi ninh nhỏ lửa. Sau khi canh chín mới cho thêm muối, mì chính, hồ tiêu. Khi đựng bát thì bỏ thêm ít mỡ gà chín vào canh, vì váng mỡ có tác dụng giữ nhiệt.

Nấu canh xong, các món phụ gia cũng phải có lựa chọn. "Bún qua cầu" thường thì cho thêm trứng chim cun cút, các loại thịt gà, cá thái miếng, bún và rau.

Khi giới thiệu về cách ăn món này, Ông Tường hướng dẫn rằng:

"Nước canh của bún qua cầu rất nóng, không nên uống canh trước. Mà nên bỏ gia vị như trứng chin cun cút vào canh trước, rồi ngoáy đều, sau đó, bỏ thịt đã thái sẵn vào, từ từ ngoáy cho tới khi thịt ngả màu trắng và xoắn lại tức là thịt đã chín. Sau khi thịt chín rồi mới bỏ bún và rau vào là có thề ăn được. Thịt không nên náu quá lâu, bằng không sẽ chín già ăn không ngon. Cuối cùng thì vừa ăn bún vừa uống canh, từ từ thưởng thức mới cảm thấy ngon lành và có giá trị dinh dưỡng cao ".

Chị Vương Tâm Dao là người miền bắc TQ, mỗi lần đến Vân Nam, chị đều thích ăn "Bún qua cầu". Chị nói, bún này ăn mãi chẳng biết chán.

" Tôi rất thích ăn Bún qua cầu. Mỗi khi có dịp đến Vân Nam, tôi lại ra quán thưởng thức món ăn này. Tôi thấy đặc điểm lớn nhất của loại bún này là nước canh tươi ngon, sợi bún trơn, rất ngon miệng ".

"Bún qua cầu" của "Thành món ăn Vân Nam Cát khâm viên"ở thành phố Côn Minh Vân Nam phải nói là tương đối chính tông, nghe nói sở dĩ bún của quán này ngon là vì nước canh được nấu rất cầu kỳ, thông thường thì phải ninh khoảng hai ngày hai đêm.

Tại quán này còn có gian nhà trạng nguyên, chuyên giới thiệu về lịch sử của "Bún qua cầu". Bên trong có đặt cầu nhỏ, dòng nước, dụng cụ gia đình cổ và một tấm biển trạng nguyên, trên khắc về lai lịch của bún qua cầu. Nghe nói cứ vào mùa thi đại học hàng năm đều có nhiều phụ huynh đến đây đặt tiệc tiễn con.