Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 16:39:42    
Vùng cao nguyên Thanh Tạng 3:Phong tục tập quán của dân tộc Tạng

cri
Người Tạng là dân tộc chủ yếu trên cao nguyên Thanh Tạng,chiếm trên 90% tổng dân số ở vùng cao nguyên.Nhất là trong địa phận Tây Tạng,tỉ lệ người Tạng chiếm trên 96%.Còn lại là các dân tộc Hán,Mông Cổ,Môn-ba,Lô-ba,v,v.Theo ghi chép của lịch sử,nơi bắt nguồn của dân tộc Tạng là thung lũng sông Ya-long,một chi nhánh của sông Ya-lu-chang-bu miền nam Tây Tạng,thế kỷ thứ 6 sau công nguyên,người anh hùng dân tộc Tây Tạng Song-chan-can-bu đã thống nhất toàn Tây Tạng,cử sứ giả đến Tràng An,đô thành của đời nhà Đường ở khu vực Trung Nguyên,triều kiến Đường Thái Tông,bày tỏ nguyện vọng muốn tăng cường liên hệ với nhà Đường,được vua Đường nhiệt tình tiếp đón.Vua Đường còn gả công chúa Văn Thành trong hoàng tộc nhà vua cho Song-chan-can-bu làm vợ.Công chúa Văn Thành đã mang theo nền văn hóa và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến v,v của vùng Trung Nguyên đến Tây Tạng,thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế và văn hóa Tây Tạng.

Thế kỷ thứ 13 sau công nguyên,dân tộc Mông Cổ thống trị Trung Nguyên,Tây Tạng chính thức sáp nhập vào đất nước TQ.Nhà Nguyên thi hành ách thống trị chính giáo hợp nhất (tức quý tộc thượng tầng và tăng lữ cùng nắm quyền) đối với Tây Tạng.Chế độ chính trị này kéo dài mãi tới cuối thập niên 50 của thế kỷ 20.

Dân tộc Tạng theo phái đại thừa trong phật giáo.Sau khi được truyền từ Ấn Độ vào từ thế kỷ 7 sau công nguyên,phật giáo đã hấp thu một số nội dung của tôn giáo thổ dân địa phương,hình thành đạo phật Tây Tạng mang đặc điểm địa phương Tây Tạng,đến nay đã có hơn 1000 năm lịch sử.Từ sau thế kỷ 13,do sự đề xướng của những kẻ thống trị đối với tôn giáo,đạo phật ngày càng hưng thịnh,đền chùa đạo phật cùng các loại kiến trúc tôn giáo mọc lên ở khắp các nơi trong khu vực Tây Tạng.Người Tạng có nhiều người theo đạo,rất thành kích đối với tôn giáo.

Chữ Tây Tạng là một loại chữ ghép vần,hình thành đã lâu đời,các bộ sách được viết bằng chữ Tạng như “Đại Tạng Kinh”,kinh điển của đạo phật,”Mi-la-rư-ba” truyền thuyết dân gian,cũng như các sách y dược,thiên văn ghi chép về y dược và lịch Tây Tạng,đều là những đóng góp to lớn của đồng bào Tây Tạng đối với nền văn hóa dân tộc Trung Hoa.

Sinh sống lâu đời trên cao nguyên khiến người Tạng có thân thể khỏe mạnh,tinh thần bền bỉ,tính cách lạc quan và phong tục mộc mạc.Người Tạng hay khoác áo dài,đi giầy cao cổ,trên người đeo các đồ trang sức; thức ăn chủ yếu là thịt và bột thanh khoa,mỗi ngày ba bữa đều không thể thiếu trà bơ,thích uống rượu nhạt cất bằng thanh khoa; nhà ở phần lớn là hai đến ba tầng,trên tường có mở cửa sổ nhỏ xây bằng đá có tác dụng như bốt gác.Khác với lều tròn của người Mông Cổ ở vùng chăn nuôi,phần lớn lều ở của người Tạng ở vùng chăn nuôi đều làm bằng da bò hình chữ nhật.

Người Tạng có tính cách nhiệt tình phóng khoáng,ân cần hiếu khách,hát hay múa giỏi.Ca khúc của dân tộc Tạng du dương,giàu chất tiết tấu,lúc hát thường kèm theo các điệu múa; Điệu múa của dân tộc Tạng rất đẹp,thoải mái phóng khoáng,trong đó thịnh hành nhất là các điệu múa như điệu nhảy clacket,điệu Guo-choang,điệu nhảy đàn ba dây v,v.

Dân tộc Tạng có nhiều ngày hội,tương đối nổi tiếng có ngày hội năm mới theo lịch người Tạng,ngày hội sữa chua,ngày hội hoa quả,ngày hội tắm rửa v,v.Ngày hội sữa chua lưu hành ở vùng chăn nuôi,ngày hội hoa quả lưu hành ở vùng nông nghiệp; ngày hội năm mới và ngày hội tắm rửa là ngày hội chung của cả khu Tây Tạng.Tập tục năm mới theo lịch Tây Tạng cũng gần giống năm mới âm lịch ở nội địa,còn ngày hội tắm rửa thì mang đậm màu sắc dân tộc.Ngày hội tắm rửa vào thượng tuần tháng 7 theo lịch Tây Tạng,đến ngày đó bất kể già trẻ gái trai đều nhảy xuống sông tắm rửa,để trút hết cái bẩn của năm qua,cầu mong điều tốt lành trong năm mới.