Cao nguyên Thang Tạng có khí hậu cao nguyên điển hình: bức xạ mặt trời mạnh,nhiệt độ thấp,nhiệt độ chênh lệnh trong ngày lớn nhưng nhiệt độ chênh lệch trong năm nhỏ,lượng khí ô-xy trong không khí thấp v,v.Khi bạn vừa xuống máy bay ra khỏi sân bay La-sa,cảm giác đầu tiên của bạn là thở gấp,tim đập mạnh,chóng mặt,hoa mắt,đây là triệu chứng điển hình phản ứng núi cao do không khí loãng gây nên.Đồng thời,bạn còn sẽ phát hiện,ở La-sa nắng gắt hơn bất cứ nơi nào khác,bầu trời ở đây cũng xanh hơn bầu trời ở các nơi khác.Tất cả những thứ đó,đều là đặc trưng của môi trường cao nguyên điển hình.
Nếu bạn ngồi ô tô từ Thanh Hải đến Tây Tạng,sẽ thấy rất nhiều điều mới lạ.Đó là một vùng đất đai rộng lớn và hoang vắng,xe chạy mấy trăm cây số,chỉ thấy núi phủ tuyết trắng,đất bãi nhìn ngút tầm mắt,thỉnh thoảng thấy mấy chú bò Tây Tạng đang gặm cỏ,rất hiếm nhìn thấy bóng dáng người.
Cao nguyên Thang Tạng luôn có gió to,khí hậu biến đổi lớn,điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.Những động,thực vật sinh sống trong môi trường như vậy đã dần dần hình thành bản lĩnh thích ứng môi trường riêng của mình.Các cây cối trên cao nguyên đều khá thấp,thời gian sinh trưởng ngắn; thường mọc một lớp cu tin dầy,hoặc lớp vỏ phủ đầy lông tơ,dùng để chống lại ánh nắng mặt trời gay gắt,nhiệt độ thấp và gió to.Gốc rễ khá phát triển,có thể chịu đựng được khô hạn lâu dài.Động vật trên cao nguyên cũng có đặc trưng đại để tương tự,đặc điểm nổi bật nhất là,có bộ tim và phổi phát triển,lượng hít thở của phổi lớn,hàm lượng hematoglobin trong máu cao hơn nhiều so với những động vật cùng loại ở khu vực đồng bằng,có thể sống bình thường trong môi trường hàm lượng ô-xy thấp.
Thực vật thường thấy nhất trên cao nguyên Thanh Tạng là một loại cỏ rêu mọc thấp,người Tạng địa phương gọi là “cỏ bơ”.Nó hầu như che phủ cả mặt đất cao nguyên Thanh Tạng,nhìn từ xa,như một tấm thảm xanh ngắt.Cỏ rêu có dinh dưỡng phong phú,là cỏ chăn nuôi tốt nhất của cừu Tây Tạng.Gia súc sống trên cao nguyên Thanh Tạng là bò và cừu Tây Tạng.Nhất là bò Tây Tạng,được người Tạng gọi thân thiết là “chiếc thuyền trên cao nguyên”.Bò Tây Tạng to lớn khỏe mạnh,trên mình phủ một lớp lông vừa dầy vừa dài,không sợ giá lạnh,rất khỏe,là người bạn không thể thiếu được trong đời sống của người Tạng.
Trên cao nguyên Thanh Tạng có nhiều hồ rộng lớn,nước trong sạch.Địa thế xung quanh hồ bằng phẳng,đủ độ ẩm,nhiệt độ hơi cao,thực vật sinh trưởng khá rậm rạp,là bãi chăn nuôi tốt nhất của địa phương.Tại dải thung lũng sông Ya-lu-chang-bu nửa phía nam cao nguyên,vì địa thế khá thấp,nhiệt độ cao,có thể trồng cây lúa mì thanh khoa,tiểu mạch và một số loại đậu có thời gian sinh trưởng trong một năm.Do có nhiều ánh nắng mặt trời,sản lượng riêng từng cây canh tác nông nghiệp rất cao,như một củ khoai tây ở đây có thể nặng trên nửa ki-lô-gam,một cây củ cải trắng có thể nặng trên 2-3 ki-lô-gam.Nhà nước rất quan tâm nông nghiệp Tây Tạng,có mở cơ quan nghiên cứu nông nghiệp tại La-sa,thủ phủ Tây Tạng,du nhập trồng nhiều loại cây canh tác nông nghiệp của nội địa,mở rộng diện tích trồng tiểu mạch,đã thu được thành tích rất lớn.
Nửa phía bắc cao nguyên Thanh Tạng,được mọi người gọi là “Qiang Thang”.Nơi đây thời tiết giá lạnh,lượng mưa ít,khí hậu càng khắc nghiệt,thảm thực vật cũng thưa thớt,nói chung là vùng không có người sinh sống.Song,nó lại là thiên đường của động vật hoang dã địa phương.Vùng thung lũng sông Ya-lu-chang-bu là vùng kinh tế khá phát triển của Tây Tạng.Vì vị trí địa lý của nó thiên về hướng nam,địa thế khá thấp,điều kiện nhiệt độ có thể đáp ứng cho sự sinh trưởng bình thường của các cây canh tác nông nghiệp có thời kỳ sinh trưởng trong một năm như lúa mì thanh khoa,tiểu mạch v,v.Tại một số nhánh sông ở hai bên thung lũng,như lưu vực sông La-sa,sông Nian-chu,sông Ni-yang v,v,đều có các vùng đồng bằng nhỏ,là “kho lương thực” của Tây Tạng.Thủ phủ La-sa và Rư-khơ-chơ,thành phố lớn thứ hai Tây Tạng đều lần lượt nằm bên sông La-sa và sông Nian-chu.
|