Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 16:28:30    
Vùng nội địa Tây Bắc 2:Phong tục tập quán trên thảo nguyên

cri
Ngoài phân bố một diện tích lớn sa mạc ra, miền Tây Bắc Trung Quốc còn có thảo nguyên rộng lớn với tổng diện tích khoảng 300 triệu héc ta. Trong đó, diện tích thảo nguyên Nội Mông không những rộng lớn, chiếm khoảng một phần ba tổng diện tích thảo nguyên của Trung Quốc, mà chất lượng đồng cỏ rất tốt, ngành chăn nuôi phát triển, là cơ sở cung cấp sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của Trung Quốc.

Từ hướng Tây và hướng Nam của dốc phía Tây Đại Hưng An Lĩnh, từ dải núi Âm Sơn và hướng Bắc Trường Thành Thiểm Tây, cho đến biên giới Trung Quốc-Mông Cổ, ngoài ven phía Đông và mấy dải núi không cao ở bên trong, còn lại phần lớn là những cao nguyên và đồng bằng nhấp nhô “ xa trông là núi non, gần trông là đồng bằng”. Từ trên máy bay nhìn xuống, thảo nguyên bạt ngàn như biển cả mênh mông, sóng cỏ xanh rập rờn, những đàn cừu đàn bò rải rác khắp nơi.

Cách đây hơn 1400 năm, có một bài ca dao viết rằng: “ Sông Chư-lơ, dưới Âm Sơn, trời như mái nhà, che bốn phía. Trời cao lồng lộng, đồng cỏ bạt ngàn, gió thổi bò cừu nhấp nhô trong cỏ”, đây chính là khung cảnh thật sự của thảo nguyên Nội Mông.

Đồng cỏ của thảo nguyên Hu-lun-bây-ơ và thảo nguyên Xi-lin-cua-lơ của Nội Mông là tốt nhất, nguồn nước phong phú cỏ mọc rậm rạp, ngành chăn nuôi phát triển nhất, là khu chăn nuôi nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Đây là quê hương của ngựa Mông Cổ, chịu sự rèn luyện của môi trường khắc nghiệt, ngựa Mông Cổ nổi tiếng do cứng cáp khỏe mạnh, chịu khó chịu khổ,sức mạnh dẻo dai và giỏi đi đường trường. Ngựa Mông Cổ qua huấn luyện, ngoan ngoãn mà dũng cảm, có thể làm chiến mã lý tưởng. Loại ngựa Tam Hà được lai tạo từ giống ngựa Mông Cổ trở thành giống ngựa tốt hơn cả ngựa Mông Cổ. Ngựa Tam Hà màu huyết dụ, thân hình cao to đẹp mắt, khoẻ mạnh, có sở trường về phóng trên đường trường và thồ nặng. Lọai ngựa Mông Cổ và ngựa Tam Hà chủ yếu là sinh sống trên đồng cỏ Hu-lun-bây-ơ và Xi-lin-cua-lơ.

Gia súc chủ yếu của thảo nguyên Nội Mông còn có cừu, trong đó cừu Mông Cổ là sản phẩm chủ yếu. Cừu Mông Cổ là loại cừu lấy lông và lấy thịt, cừu U-chu-mu-xin là giống cừu nổi trội trong các loại cừu Nội Mông, sản lượng thịt cao, thịt mịn và mềm , rất thơm ngon, là loại thịt cừu được lựa chọn hàng đầu cho món “ăn lẩu thịt cừu” của phong vị đặc sản của Bắc Kinh. Loại cừu Thán và cừu Tam Bắc chọn giống để nuôi từ cừu Nội Mông là loại cừu lấy da và lông có chất lượng tốt, áo lông chế bằng da cừu Thán và cừu Tam Bắc nhẹ và ấm, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, rất được khách hàng hoan nghênh.

Đồng cỏ A-la-san nằm ở tận cùng phía Bắc thảo nguyên Nội Mông, ở sâu trong nội địa, khí hậu càng khô hanh, điều kiện tự nhiên càng khắc nghiệt, trên thảo nguyên mọc loại cây bụi có gai thưa thớt. Lạc đà thích nghi với môi trường này là loại gia súc chủ yếu ở đây. Loại lạc đà hai bướu của Trung Quốc có tính thích nghi môi trường mạnh, trên biển cát mênh mông, lạc đà trở thành công cụ giao thông chủ yếu của nhân dân địa phương.

Bà con dân tộc Mông Cổ là cư dân chủ yếu trên thảo nguyên Nội Mông. Trong số hơn 3 triệu 400 nghìn bà con dân tộc Mông Cổ có trên một nửa là cư trú tại Nội Mông, ngoài ra phần lớn sống rải rác tại các tỉnh và khu vực Tây Bắc.

Dân tộc Mông Cổ là một trong những dân tộc tương đối cổ xưa trong các dân tộc ít người Trung Quốc, vạm vỡ dũng cảm, từ lâu đã nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thậm chí trong lịch sử thế giới. Cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, Thiết Mộc Chân xuất thân trong gia đình qúy tộc Mông Cổ (1162—1227 ) đã chinh phục các bộ tộc khác trên thảo nguyên, thiết lập nước Hãn Mông thống nhất, Thiết Mộc Chân được đề cử là “Đại hãn” toàn Mông Cổ, tôn xưng là “Thành Cát Tư Hãn”. Từ đó, nước Hãn tiêu diệt Kim và Nam Tống ở phía Nam, thành lập triều đình nhà Nguyên—đế quốc Mông Cổ Trung Quốc (1206—1308 ), đóng đô tại Đại Đô, tức Bắc Kinh ngày nay.

Dân tộc Mông Cổ là dân tộc có lịch sử lâu đời và nền văn hóa sán lạn. Từ xưa đến nay, dân tộc Mông Cổ xuất hiện nhiều nhà khoa học và học giả nổi tiếng, có nhiều tác phẩm lưu truyền có giá trị cao. “Mật sử Mông Cổ” ra đời vào giữa thế kỷ 13, là tác phẩm tiêu biểu ghi lại lịch sử dân tộc Mông Cổ; ngành y học Mông Cổ mang đặc điểm y dược dân tộc du mục miền Bắc và bản sắc địa vực, liệu pháp ẩm thực, liệu pháp chấn thương và bó xương rất nổi tiếng, có địa vị quan trọng trong nền y học Trung Hoa; nghệ thuật ca múa Mông Cổ hào phóng thoải mái, rất độc đáo trong nghệ thật ca múa dân tộc Trung Hoa.

Dân tộc Mông Cổ có phong tục tập quán độc đáo của mình. Bà con chăn nuôi dân tộc Mông Cổ sống trong lều Mông Cổ, lều quây thành hình vòm tròn. Lều Mông Cổ lớn nhỏ khác nhau, đường kính thường là dài 4 mét, cao hai mét, bộ gọng làm bằng những thanh gỗ, bên ngoài chùm chăn trắng. Mái lều vòm tròn có cửa sổ hướng lên trời để thông gió và để ánh sáng chiếu vào. Giữa lều đặt bếp lò để nấu ăn và sưởi ấm. Bà con dân chăn nuôi thường di chuyển nơi chăn thả trên đồng cỏ, lều Mông Cổ có thể tháo lắp và vận chuyển, dựng lại cũng rất thuận tiện.

Ngày hội truyền thống long trọng nhất của dân tộc Mông Cổ là ngày hội lớn Na-ta-mu vào tháng 7 tháng 8. Trong tiếng Mông Cổ, “Na-ta-mu” có nghĩa là “giải trí ” , “vui chơi”. Mỗi khi trên đồng cỏ tổ chức hội Na-ta-mu, bà con dân chăn nuôi Mông Cổ ăn vận những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ, dìu già dắt trẻ, mang theo lều Mông Cổ và thức ăn từ khắp nơi cách xa hàng trăm cây số đến tham gia. Lúc này, trên đồng cỏ hết sức náo nhiệt. Thi vật là tiết mục hấp dẫn nhất của hội Na-ta-mu. Các tuyển thủ dân tộc Mông Cổ lực lưỡng vận đồ truyền thống, vừa hát vừa tiến vào sân đấu, ra tay đọ sức với đối thủ. Ngoài ra ,đua ngựa cũng là hạng mục đua tranh rất được hoan nghênh.

Nội Mông là khu tự trị dân tộc ít người đầu tiên của Trung Quốc. năm 1949, sau ngày nước công hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đời sống của nhân dân dân tộc Mông Cổ được cải thiện rất nhiều, phương thức sinh hoạt của bà con dân chăn nuôi đã từ du mục dần dần thay bằng định cư. Nhà nước đã bỏ vốn để giúp đỡ bà con chăn nuôi cải tạo đồng cỏ và giống gia súc, nâng cao số lượng gia súc trên đồng cỏ và sản lượng sản phẩm chế bằng gia súc. Hu-hơ-hớt thủ phủ khu tự trị nằm dưới chân núi Âm Sơn, trải qua nhiều năm xây dựng, đã trở thành một đô thị thảo nguyên mới sầm uất với những toà cao ốc choáng ngợp.