Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 15:55:47    
Khu vực Hoa Nam 4:Đài Loan và Hải Nam

cri
Trong số 33 tỉnh, khu và thành phố TQ, chỉ có Đài Loan và Hải Nam là đảo nằm ngoài đất liền.

Tỉnh Đài Loan bao gồm đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ cũng như đảo Điếu Ngư và nhiều đảo ở lân cận. Đảo Đài Loan là đảo lớn nhất của TQ, diện tích rộng 36 nghìn ki-lô-mét vuông, đảo Đài Loan có dạng như hình thoi, hai đầu vươn về hướng đông bắc và tây nam, giữa là dãy núi Đài Loan bình quân độ cao so với mặt biển trên 2000 mét, là đường cắt giữa hai miền trên đảo. Phía đông dãy núi có địa hình tương đối bằng phẳng, duyên hải là dải đồng bằng bãi bồi, rất nhiều thành phố lớn và vừa của Đài Loan đều nằm ở đây. Còn phía đông dãy núi có địa hình dốc đứng và vươn dài tới bờ biển Thái Bình Dương.

Đài Loan khí hậu nóng và ẩm, ngoài vùng núi ra, nhiệt độ khí hậu trên đảo bình quân năm không vượt quá 20 độ, lượng mưa là 2000 mi li mét trở lên. Riêng ở Hỏa-thiêu-liêu phía đông bắc đảo lượng mưa hàng năm là 6572 mi li mét, là nơi có lượng mưa nhiều nhất ở TQ. Trên đảo Đài Loan đâu đâu cũng là thảm thực vật xanh tươi, um tùm. Tỷ lệ rừng che phủ đạt từ 70% trở lên , trong số cây nông nghiệp thì lúa nước và mía là nổi tiếng nhất, gạo và mía xuất khẩu với khối lượng lớn, do đó Đài Loan còn được gọi là vựa thóc và kho đường mía. Ngoài ra, các loại quả Á nhiệt đới như: Lê, chuối và cam quýt cũng được trồng đại trà ở đây.

Sau thập niên 60, Đài Loan đã nắm bắt thời cơ khi nền công nghiệp loại hình tập chung sức lao động trên thế giới bắt đầu tiến hành sự chuyển đổi lần thứ hai, kịp thời thực thi chiến lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu, mở khu chế xuất tại Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung v v, thu hút vốn nước ngoài, ra sức phát triển công nghiệp dệt may. Sau thập niên 70, Đài Loan lại chuyển trọng điểm đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, sân bay v v, cũng như công nghiệp nguyên vật liệu như: ang thép, hóa dầu, đóng tàu, điện lực v v, tốc độ phát triển kinh tế tăng lên nhanh chóng. Trong thời gian 10 năm từ 1963 đến năm 1972, kinh tế bình quân năm tăng khoảng 10%. Bước vào thập niên 80, Đài Loan lại điều chỉnh hơn nữa kết cấu công nghiệp, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, mở vườn khoa học công nghiệp̣ tại Tân Trúc, ngành công nghệ cao có bước tiến bộ vượt bậc.

Đài Loan từ xưa đã là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể chia cắt của TQ, đồng bào hai bờ eo biển đều vô cùng khao khát nhanh chóng thực hiện hòa bình thống nhất tổ quốc.

Tỉnh Hải Nam bao gồm đảo Hải Nam và các đảo xung quanh, là đảo lớn thứ hai của TQ sau đảo Đài Loan, diện tích rộng 34 nghìn ki-lô-mét vuông, phía bắc đối diện với bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông qua eo biển Quỳnh Châu. Eo biển Quỳnh Châu rộng 18 hải lý, là một đường hành lang trên biển nối liền đảo Hải Nam với đất liền, cũng là đường vận tải biển giữa vịnh Bắc Bộ với Hải Nam. Phía đông và phía nam đảo Hải Nam là vùng biển rộng bao la,có nhiều cồn cát, đá ngầm và bãi ngầm. Theo vị trí địa lý thì có thể chia thành bốn quần đảo gồm: Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam sa, cùng đảo Hoàng Nham ở phía đông quần đảo Trung Sa Dải cát ngầm Tăng-mẫu ở đoạn cực nam khoảng 4 độ vĩ bắc.

Hải Nam thuộc vùng nhiệt đới, quanh năm nhiệt độ cao, rất thích hợp với sự sinh trưởng của giống cây nhiệt đới . Trải qua nhiều năm du nhập và ươm giống, diện tích cây trồng nhiệt đới của đảo Hải Nam đã đạt hơn 400 nghìn héc ta gồm: Cây Cao su, Dừa, Hồ tiêu, Điều, Sả, Gai, Cau, Dứa, Cà phê, Cọ, Ka Kao v v. Ngành Cao su của đảo Hải Nam phát triển nhanh chóng, là một cơ sở sản xuất cao su lớn nhất ở TQ, sản lượng hàng năm chiếm trên 2/3 của cả nước, vùng biển quanh các đảo của Hải Nam là những bãi cá quan trọng. Quặng sắt là một sản vật quan trọng của Hải Nam, không những có trữ lượng lớn, đạt hơn 300 triệu tấn, mà còn có chất lượng cao, đạt 60% trở lên, đã cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cho các doanh nghiệp gang thép ở đất liền.

Đảo Hải Nam nguyên thuộc tỉnh Quảng Đông, năm 1988 được nhà nước phê chuẩn thành lập tỉnh Hải Nam, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Hải Khẩu, đồng thời còn phê chuẩn đảo Hải Nam thành lập đặc khu kinh tế. Đây là đặc khu kinh tế lớn nhất ở TQ. Từ đó, việc phát triển kinh tế của tỉnh Hải Nam đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới.