Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 15:55:47    
Khu vực Hoa Nam 1:Quan hệ giao lưu với nước ngoài có lịch sử lâu đời , Hoa Kiều đông đúc

cri
Trong thời cổ , khu vực Hoa Nam là một khu vực nằm về phía Nam xa xôi của TQ , trong chặng đường phát triển lịch sử lâu dài , khu vực Hoa Nam đã hình thành những đặc trưng nhân văn hoàn toàn khác với khu vực Trung Nguyên TQ . Do các khu vực bị chia cắt trong thời gian dài , sự chênh lệch khu vực về cư dân rất rõ rệt , khu vực khác nhau tiếng nói cũng khác nhau , thí dụ như vùng Tuyền Châu và Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến nói tiếng Phúc Kiến , vùng Triều Châu và Sán Đầu tỉnh Quảng Đông thì nói tiếng Triều Châu , khu vực Quảng Châu nói tiếng Quảng Châu . Cư dân ở khu vực Hoa Nam có truyền thống buôn bán với nước ngoài , các tỉnh và khu tự trị trong khu vực đều có đường bờ biển với chiều dài nhất định , đặc biệt là hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông , không những đường bờ biển dài , hơn nữa có nhiều vịnh lý tưởng nằm ven biển , trong đó Tuyền Châu và Quảng Châu từ xưa đã là cửa khẩu quan trọng của ngành ngoại thương TQ . Ngay từ thời kỳ Nam Tống cách đây 1000 năm , Tuyền Châu đã phát triển thành cảng thương mại lớn quốc tế , thương gia từ các nơi trên thế giới tới tấp đến định cư ở Tuyền Châu . Bên cạnh đó cũng có nhiều người TQ đáp tàu thuyền di cư sang các nước Đông Nam Á v.v . Sau chiến tranh Nha Phiến năm 1840 , TQ bắt đầu mở cửa , số lượng cư dân Hoa Nam đi nước ngoài làm ăn ngày càng nhiều , trong khi đó họ cũng mang luôn tiếng nói của quê hương mình ra nước ngoài . Cho đến nay , tiếng Phúc Kiến , tiếng Triều Châu và tiếng Quảng Đông vẫn là ngôn ngữ thông dụng tại một số nước và khu vực trên thế giới .

Theo thống kê , trong số kiều dân TQ ở khắp nơi trên thế giới , kiều dân đến từ khu vực Hoa Nam chủ yếu tập trung tại Tuyền Châu , Hạ Môn và Chương Châu tỉnh Phúc Kiến cũng như các nơi Triều Châu , Sán Đầu , cửa sông Châu Giang v.v của tỉnh Quảng Đông có hơn 15 triệu người , chiếm trên một nửa tổng số Hoa Kiều của TQ . Ngoài ra , khu vực Hoa Nam còn có hơn 6 triệu Hoa Kiều và gia quyến Hoa Kiều về nước , được gọi là “ quê hương của Hoa Kiều ” TQ .

Cho dù Hoa Kiều cư trú ở nước ngoài , song họ vẫn yêu Tổ quốc và yêu quê hương mình . Họ tài trợ sự phát triển của quê hương bằng lao động của mình . Ngay từ thập niên 70 thế kỷ 19 , Hoa Kiều Tuyền Châu đã quyên tiền xây dựng Trường tiểu học Chú Anh tại Thành phố Tuyền Châu , đó là một trong những trường học kiểu mới sớm nhất TQ . Ông Trần Gia Canh , lãnh tụ Hoa Kiều yêu nước đã mở Trường Tập Mỹ vào năm 1913 và mở Trường đại học Hạ Môn vào năm 1919, gây tiếng vang khá mạnh trong và ngoài nước . Kể từ khi cải cách mở cửa vào năm 1978 đến nay , nhà nước TQ đã thành lập đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến , Châu Hải , Sán Đầu , Hạ Môn , Hải Nam v.v , mở cửa các thành phố ven biển như Phúc Châu , Quảng Châu , Trạm Giang , Bắc Hải v.v cũng như mở cửa Châu thổ sông Châu Giang , vùng tam giác Hạ Môn , Chương Châu và Tuyền Châu , đồng thời thu hút vốn Hoa Kiều cũng như nguồn vốn từ Hồng Công và Đài Loan , phát triển kinh tế đối ngoại . Khu vực Hoa Nam đã trở thành con chim đầu đàn trong công cuộc mở cửa đối ngoại của TQ .