Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-20 15:44:47    
Khu vực Tây Nam 5:Thành phần dân tộc phức tap đa dạng

cri
Miền Tây Nam TQ có hơn 20 dân tộc thiểu số , là vùng tập trung cư trú dân tộc thiểu số đông nhất TQ . Trong các dân tộc thiểu số đó , dân tộc Di và dân tộc Mèo với dân số đông nhất , trên 5 triệu người , dân số của các dân tộc như Bu-y , Động , Bạch , Ha-ni , Tạng v.v đều trên 1 triệu người , dân số của các dân tộc thiểu số khác thì tương đối ít , nói chung từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn người , dân số của một số dân tộc thiểu số cá biệt thì càng ít hơn , thí dụ như dân tộc Tu-lung chỉ có vài nghìn người .

Các dân tộc thiểu số của tỉnh Tứ Xuyên chủ yếu phân bố tại vùng núi Hoành Đoạn Xuyên Tây . Dân tộc Xeng và dân tộc Di tập trung cư trú trong vùng lòng chảo núi Hoành Đoạn , dân tộc Tạng thì sinh sống trên cao nguyên Xuyên Tây , tập quán sinh hoạt cơ bản giống như dân tộc Tạng trên cao nguyên Thanh Tạng .

Sự phân bố của các dân tộc thiểu số ở hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu có đặc điểm “ nhìn chung là ở tạp cư , nhưng mỗi dân tộc lại tập trung ở riêng với nhau hoặc ở xen kẽ nhau ” . Theo thống kê , khoảng 2/3 xã ở tỉnh Vân Nam và tỉnh Quý Châu là các dân tộc ở xen kẽ nhau , nhưng trong khu xen kẽ lại tách ra những điểm cư trú một cách quy luật và tương đối độc lập , xây dựng theo lối sống của mỗi dân tộc khác nhau . Trong đó có dân tộc ở trên bãi đất bằng phẳng , có dân tộc ở trên sườn núi , có dân tộc thì ở trên miền núi cao , hình thành bố cục cư trú kiểu “ bậc thang ” .

Các dân tộc thiểu số trên cao nguyên Vân Nam Quý Châu đều có lịch sử lâu đời , và nền văn hóa dân tộc độc đáo . Nếu đi du lịch tại cao nguyên Vân Nam Quý Châu , thì bạn sẽ thấy đâu đâu cũng đậm đà phong tục tập quán dân tộc .

Dân tộc Mèo và dân tộc Bu-y chủ yếu tập trung cư trú ở miền Nam tỉnh Quý Châu , có tố chất văn hóa khá cao . Nghệ thuật thêu thuà của dân tộc Mèo và nghệ thuật nhuộm sáp của dân tộc Bu-y là nghề thủ công truyền thống mà chị em phụ nữ địa phương đều phải nắm vững , nghệ thuật thêu và nhuộm sáp có trình độ nghệ thuật khá cao , nổi tiếng trong và ngoài nước .

Dân tộc thiểu số của tỉnh Vân Nam đa phần là các dân tộc Na-xi , Bạch , Ha-ni và Thái . Dân tộc Na-xi tập trung cư trú dọc sông Lệ Giang tỉnh Vân Nam , có ngôn ngữ và văn tự riêng , “ Kinh Đông-pa ” gồm nhiều tập viết bằng chữ Na-xi có giá trị văn học và sử học rất cao . Trong lịch sử của dân tộc Na-xi từng xuất hiện nhiều chuyên gia học giả nổi tiếng .

Người Mô-sô sinh sống bên bờ hồ Lư Cô nằm trong rừng sâu núi thẳm ở phía Bắc tỉnhVân Nam là một chi nhánh của dân tộc Na-xi , cũng là một dân tộc vẫn duy trì truyền thống xã hội mẫu hệ duy nhất ở TQ hiện nay . Tại đây , hôn nhân của thanh niên nam nữ hết sức tự do , miễn là nam có tình , nữ có ý thì có thể ở chung với nhau , hôn nhân của họ cũng không ổn định , có thể hủy bỏ quan hệ hôn nhân trong bất cứ lúc nào . Quan hệ hôn nhân này gọi là “ hôn nhân A-trú ” . Con cái của cuộc hôn nhân này thuộc về bên nữ , bên nam không gánh chịu bất cứ nghĩa vụ gì cả . Sự di tồn xã hội mẫu hệ của người Mô-sô đã được các học giả trong và ngoài nước chú ý rộng khắp .

Dân tộc Bạch cư trú ở khu vực dưới chân núi và bên bờ hồ Nhĩ Hải tỉnh Vân Nam , cách đây hơn 1000 năm , Nam Chiếu Quốc và Đại Lý Quốc đã được thành lập tại đây và tồn tại trong suốt hàng trăm năm , chính di chỉ Thái Hòa Thành , Tam Tháp chùa Sùng Thánh và bia Đức Hóa Nam Chiếu ở gần Đại Lý hiện nay là biểu tượng văn hóa phát triển cao của dân tộc Bạch . “ Phố tháng ba ” là ngày lễ hội truyền thống của dân tộc Bạch , cứ đến ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm , thì ngoài đường phố Đại Lý nằm dưới chân núi Thương Sơn và hồ Nhĩ Hải trong vắt , người đông như nước chảy , đồng bào nam nữ dân tộc Bạch vừa hát vừa múa, tưng bừng nhộn nhịp trong những bộ quần áo dân tộc đẹp mắt .

Dân tộc Thái sinh sống tại Síp-soỏng-bản-na thuộc vùng biên giới Tây Nam tỉnh Vân Nam , cư trú bên bờ sông Lan Thương địa hình tương đối thấp , dân tộc Thái nổi tiếng về những điệu múa đẹp mắt và sắc thái dân tộc giàu sức hấp dẫn . Nơi đây là vùng nhiệt đới , vườn cao su , vườn cà-phe và nhà sàn xen kẽ lẫn nhau , tô điểm cho nhau , đâu đâu cũng là quang cảnh đậm đà mầu sắc nhiệt đới . Dân tộc Thái theo phái Tiểu thừa phật giáo , trẻ em phải đi tu ngay từ thuở bé .

Tháp phật dân tộc Thái hình tròn nóc nhọn là biểu tượng nổi bật nhất của dân tộc Thái . Năm mới lịch Thái , đồng bào Thái sẽ chung vui “ tết té nước” truyền thống và lý thú , để cầu chúc nhau sống lâu trăm tuổi , mùa màng bội thu .

Dân tộc Ha-ni chủ yếu tập trung cư trú trên miền núi Ai Lao và hai bên bờ sông Hồng . Nghề trồng trọt của dân tộc Ha-ni phát triển , đồng bào Ha-ni đã xây ruộng bậc thang trên dốc cao của núi Ai Lao và trở thành cảnh quan nhân văn nổi tiếng .