Vùng lòng chảo Tứ Xuyên giao thông ách tắc , ngay từ thời cổ xa xưa đã có câu nói rằng : “ Đường Tứ Xuyên khó đi , còn khó hơn lên trời ” . Vùng núi và cao nguyên bao bọc xung quanh Tứ Xuyên : phía Bắc là Tần Lĩnh , núi Đại Ba , phía Đông là Vu Sơn , phía Tây là núi Hoành Đoạn và cao nguyên Thanh Tạng , phía Nam là núi Đại Lâu và cao nguyên Vân Quý?Vân Nam Quý Châu ?. Những ngọn núi và cao nguyên đó đều khá cao , bình quân cao trên 2000 mét so với mặt biển , gây trở ngại giao thông giữa vùng lòng chảo với bên ngoài . Trước thập niên 50 thế kỷ 20 , Tứ Xuyên chỉ có 60 ki-lô-mét đường sắt dùng cho hầm mỏ , đường giao thông đi tới bên ngoài chỉ có mấy đường ô-tô đẳng cấp thấp và đường sông Trường Giang hết sức hiểm nghèo .
Cao nguyên Vân Quý tuy gọi là cao nguyên , nhưng hoàn toàn khác với cao nguyên Nội Mông . Địa hình nhấp nhô , trên cao nguyên có nhiều dãy núi cao và lớn , vì vậy , ở Quý Châu có câu ngạn ngữ lưu truyền trong dân gian rằng : “ trời không có ba ngày nắng , đất không có ba dặm phẳng ” , chính đây là câu nói khái quát cao . Ngày xưa , tình hình giao thông của cao nguyên Vân Quý hết sức lạc hậu , ngoài một tuyến đường sắt nhỏ hẹp từ Côn Minh tỉnh lỵ tỉnhVân Nam đến Hà Nội VN ra , hầu như không còn một đường bộ và đường sắt kha khá nào . Từ Côn Minh vào nội địa thông thường phải vòng qua VN , rồi mới ngồi thuyền lên phía Bắc , hết sức bất tiện .
Để giải quyết vấn đề giao thông của miền Tây Nam , kể từ thập niên 50 thế kỷ 20 đến nay , nhà nước TQ đã đầu tư số vốn đáng kể và trong điều kiện hết sức gian khổ , lần lượt xây dựng tuyến đường sắt Thành Du?Thành Đô – Trùng Khánh?, tuyến đường sắt Bảo Thành?Bảo Kê Thiểm Tây – Thành Đô?, tuyến đường sắt Xuyên Kiềm?Trùng Khánh – Quý Dương?, tuyến đường sắt Tương Kiềm ?Chu Châu Hồ Nam – Quý Dương?, tuyến đường sắt Quý Côn?Quý Dương – Côn Minh?, tuyến đường sắt Thành Côn?Thành Đô – Côn Minh?, tuyến đường sắt Tương Du?Tương Phàn Hồ Bắc – Trùng Khánh?, trong đó nhiều tuyến đường sắt đã thực hiện việc sử dụng động cơ điện , nhờ đó đã cải thiện rất nhiều tình hình giao thông của miền Tây Nam . Tuyến đường sắt Nam Côn?Nam Ninh Quảng Tây – Côn Minh?thông xe vào năm 1997 đi qua miền Đông Nam tỉnh Vân Nam , miền Tây Nam tỉnh Quý Châu và miền Tây Bắc khu tự trị Quảng Tây , rồi chạy thẳng tới thành phố Bắc Hải , cửa cảng ven biển Quảng Tây , là tuyến đường đi ra biển quan trọng của miền Tây Nam TQ .
Việc xây dựng đường ô-tô ở khu vực miền Tây Nam cũng có bước phát triển khá nhanh , giữa các tỉnh , thành phố và huyện trong khu vực đều có nhiều đường ô-tô đi thẳng tới một số tỉnh và thành phố bên ngoài , trong đó kể cả một số đường ô-tô đẳng cấp cao . Sau thập niên 50 thế kỷ 20 , TQ đã lần lượt xây đắp đường ô-tô Xuyên Tạng chạy từ Thành Đô Tứ Xuyên đến La-sa Tây Tạng và đường ô-tô Điền Tạng chạy từ Côn Minh tỉnh Vân Nam tới La-sa Tây Tạng , việc xây dựng công trình rất gian khó , núi cao đường xa , song có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tăng cường mối liên hệ giữa Tây Tạng với nội địa . Thành Đô , Trùng Khánh , Côn Minh và Quý Dương đều có sân bay dân dụng cỡ lớn , mở nhiều đường hàng không tới nhiều thành phố trong và ngoài nước .
Đường sông Trường Giang nối liền Tứ Xuyên và Trùng Khánh với bên ngoài gọi là đường sông Xuyên Giang , từ trước đến nay , do dòng sông chảy xiết , lòng sông có nhiều đá ngầm , người chở thuyền luôn coi nó là đường sông hiểm trở . Sau ngày thành lập nước Trung Hoa mới , nhà nước đã cải tạo toàn diện đường sông này , điều kiện đường sông được cải thiện rất nhiều . Đầu thập niên 80 thế kỷ 20 , cùng với việc khánh thành nhà máy thủy điện đập Cát Châu , tiêu chuẩn đường thủy của đoạn hiểm nghèo trên sông Trường Giang được nâng cao hơn nữa . Hiện nay đang xây dựng công trình đầu mối thủy lợi Tam Hiệp tại đó , một khi xây dựng xong công trình này , sẽ tạo nên một hồ nước , phía trên có Trùng Khánh, phía dưới có Nghi Xương , đến lúc đó , Tam Hiệp sẽ trở thành trục đường giao thông trên sông đi lại thông suốt .
|