Một nửa phía đông ở Trung Quốc có một đường gianh giới địa lý rõ rệt , được gọi là “ đường Tần Linh—Hoài Hà” . Ở khu vực phía nam tuyến đường này có lượng mưa hằng năm vượt quá 800 mm , nhiệt độ cũng cao hơn vùng miền bắc , sông ngòi không đóng băng trong mùa đông . Khi bạn đáp tàu từ Bắc Kinh đi về phía nam tới Thượng Hải , sẽ nhận thấy khi tàu đi qua vùng Hoài Hà , ruộng nước ở đây sẽ ngày càng nhiều , kênh rạch hồ nước chằng chịt , cảnh đồng quê thơ mộng . 5 hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc là Phồn Dương , Động Đình , Thái Hồ , Hồng Trạch và Tào Hồ đều nằm trong khu vực này .
Xung quanh những hồ này thường đều có một vùng đồng bằng đất trũng ,màu mỡ , có độ cao không đầy 50 mét so với mặt biển , có mật độ dân số cao , điều kiện thủy lợi tốt , tỷ lệ tận dụng đất đai cao , là vựa thóc quan trọng của miền nam Trung Quốc . Vùng châu thổ sông Trường Giang và xung quanh Thái Hồ nổi bật đặc sắc của một miền quê gạo trắng nước trong . Địa hình ở đây bằng phẳng , sông ngòi , hồ nước chằng chịt , những cánh đồng lúa bát ngát cùng với ao cá , vườn dâu , vườn tre , nhà dân liền thành một dải đã vẽ lên bức tranh tươi đẹp của một miền quê gạo trắng nước trong Giang Nam .
Cư dân ở miền quê sông nước đâu đâu cũng không tách rời với nước . Người dân địa phương tận dụng ưu thế sông nước để phát triển tưới tiêu , trồng lúa nước , trông xen lấy ngó và nuôi trồng thủy sản trên những sông ngòi , hồ nước . Kênh rạch chằng chịt như mạng nhện là đường giao thông quan trọng của cư dân địa phương , mọi người dùng tàu thuyền chở lương thực , nguyên liệu , bông , kén tằm tới các khu chợ để bán , đổi về những mặt hàng nhật dụng cần thiết .
Tài nguyên nước phong phú đã làm đẹp thêm cho môi trường thành thị ở Giang Nam . TQ từ xưa đã có câu tục ngữ nói rằng : Trên có thiên đường , dưới có Tô Hàng . Ý nói Tô Châu của tỉnh Giang Tô và Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang đẹp như thiên đường . Thực tế thì ở vùng Giang Nam không phải chỉ có hai thành phố Tô Châu và Hàng Châu mang phong cảnh miền quê sông nước , mà còn có nhiều thành phố khác , chẳng hạn như Dương Châu của tỉnh Giang Tô , Thiệu Hưng của tỉnh Chiết Giang cũng mang đậm đà bản sắc của miền quê sông nước .
Tô Châu có lịch sử lâu đời . Có thể ngược dòng lịch sử tới đời nhà Ngô thời xuân thu ,cách đây 2500 năm . Bố cục của thành phố Tô Châu có đặc sắc riêng , trước là phố sau là sông song song với nhau , cầu đường nối nhau , cư dân chỉ mở cửa là thấy sông . Các loại thực phẩm như rau xanh , lương thực v,v ở ngoại thành cũng được chuyển đến ngày trước cửa từng nhà , từng hộ qua hệ thống sông ngòi , kênh rạch chặng chịt như mạng nhện . Sông nhiều , cầu cũng nhiều . Được biết Tô Châu có tới hàng trăm chiếc cầu và mỗi chiếc lại có đặc sắc riêng , bởi vậy còn được gọi là “ Vơ-ni-dơ phương đông” . Viên lâm ở Tô Châu là những bông hoa tươi thắm trong nền nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc . Tư duy xây dựng của những viên lâm này là mô phỏng thiên nhiên , đắp núi , đào ao cộng thêm những kiến trúc nhân tạo đình đài lầu các và các loại cây cảnh bồn hoa , đã vẽ lên những bức tranh phong cảnh tươi đẹp , khiến mọi người có cảm giác “ không ra ngoại thành mà như lạc trong rừng xanh” .
Danh thắng nổi tiếng của Hàng Châu là Tây hồ . Nhà đại văn hào đời nhà Tống Tô Đông Pha (1037-1101) từng viết :
“ Thủy quang liễm diễm tình phương hảo ,
Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ .
Dục bả Tây hồ tỷ Tây tử ,
Đạm trang nồng mạt tổng tương nghi” .
Tây hồ rộng mênh mông , xung quanh là những dãy núi bao bọc , sớm chiềm râm nắng , thời tiết biến đổi khôn lường . Tô Châu và Hàng Châu đều là thành phố thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc .
Trung Quốc có câu cổ ngữ : “Nhân giả lạc sơn , Trí giả lạc thủy” . Miền quê sông nước trù phú Giang Nam đã tạo nên tính nhanh nhẹn và thông minh cho cư dân ở đây . Từ xa xưa Giang Nam đã là vùng đất có nhiều nhân tài , một số đông các nhà đại văn hào trong lịch sử hiện đại Trung Quốc như Lỗ Tấn , Mâu Thuẫn , Uất Đạt Phu , Diệp Thánh Đào v,v đều sinh ra ở miền quê sông nước Chiết Giang .
|