Hoàng Hà là con sông lớn thứ 2 ở Trung Quốc . Được bắt nguồn từ thung lũng Giê-cu-tôn-lê ở phía bắc dãy núi Pa-yen-kha-la tỉnh Thanh Hải , chảy về phía Đông qua 9 tỉnh , thành phố và khu tực trị như Thanh Hải , Tứ Xuyên , Trùng Khánh , Cam Túc , Ninh Hạ , Nội Mông , Sơn Tây , Thiểm Tây , Hà Nam và Sơn Đông . Sau đó đổ ra biển Bột Hải ở Huyện Khẩn Lợi tỉnh Sơn Đông , với tổng chiều dài 5460 km , dọc lưu vực còn có rất nhiều các con sông chi nhánh như sông Hoàng , sông Diêu , sông Kinh , sông Vị , sông Lạc , sông Phần , sông Y , sông Tiết v,v , diện tích lưu vực lên tới 752 nghìn 400 km vuông , lưu lượng nước mỗi năm là 48 tỷ mét khối . Những nơi mà sông Hoàng Hà chảy qua có đất đai màu mỡ , đồng cỏ thiên nhiên xanh tốt , vật sản dồi dào , núi sông hoành tráng và dưới lòng đất còn có nhiều loại khoáng sản . Lưu vực sông Hoàng Hà và vùng hạ lưu cùng các khu vực liên quan với sông Hoàng Hà có hơn 20 triệu héc-ta đất canh tác với 110 triệu dân .
Theo thói quen sông Hoàng Hà được chia làm 3 đọan là thượng , trung và hạ du . Từ đầu nguồn tới vùng Tô-cơ-tô ở Nội Mông là thượng du , từ Tô-cơ-tô đến Mạnh Tân tỉnh Hà Nam là trung du , từ Mạnh Tân trở xuống là hạ du . Đoạn sông Hoàng Hà thượng du chảy trên Cao nguyên Thanh-Tạng , lưu lượng nước ổn định , hàm lượng cát trong nước tương đối ít . Đoạn trung du sông Hoàng Hà chảy qua Cao nguyên Hoàng thổ , cuốn theo rất nhiều bùn cát, hàm lượng cát trong nước sông tăng lên đột biến , trở thành một con sông nước vàng đúng như tên gọi của nó . Hoàng Hà là con sông cực kỳ nhất trên thế giới , kỳ là ở chỗ bùn cát , bình quân mỗi mét khối nước có chứa tới 37,6 kg cát .
Sau khi sông Hoàng Hà chảy vào đồng bằng Hoa Bắc , dòng chảy trở nên chậm lại , bùn cát trong nước sẽ nhanh chóng lắng xuống , làm cho lòng sông không ngừng dâng cao . Năm này qua năm khác khiến hạ lưu sông Hoàng Hà trở thành con “sông treo” hiếm có trên thế giới . Theo tính toán , hiện nay hạ lưu sông Hoàng Hà bình quân mỗi năm dâng cao hơn 10 cm . Một khi lòng sông dâng cao hơn hai bên bờ thì sự ngập lụt và đổi dòng của sông Hoàng Hà là khó tránh khỏi . Theo sử sách , trong 2500 năm qua sông Hoàng Hà từng xảy ra hơn 1500 lần vỡ đê , đổi dòng 26 lần , bình quân cứ 3 năm lại xảy ra hai lần , ảnh hưởng tới Thiên Tân ở phía Bắc , và sông Hoài ở phía Nam . Có thể nói trên khắp đồng bằng Hoa Bắc đâu đâu cũng có thể tìm thấy dấu tích đổi dòng của sông Hoàng Hà . Có rất nhiều sử sách ghi lại sự ngập lụt và đổi dòng này , gây thảm họa trầm trọng cho nhân dân vùng hạ du . Sử sách có ghi rằng “ ngập lụt tràn lan , thây xác trôi dạt khắp nơi” , “ cả một vùng rộng lớn đâu đâu cũng đói nghèo” , đây chính là thảm họa do sông Hoàng Hà gây nên lúc bấy giờ . Bởi vậy mà sông Hoàng Hà còn được mệnh danh là “ mối lo ngại của Trung Quốc” .
Thế nhưng Hoàng Hà lại là một con sông vĩ đại , nước sông cuồn cuộn đã nuôi sống muôn muôn vàn người dân sinh sống dọc sông và tạo nên nền văn minh Hoàng Hà-một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới . Nền văn hóa Hoàng Hà sán lạn mấy nghìn năm là không thể tách rời với công lao của con sông này .
Sau khi Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập , sông Hoàng Hà bước vào một thời kỳ lịch sử hoàn toàn mới . Đất nước ổn định và kinh tế phát triển đã tạo điều kiện quan trọng cho việc cải tạo và phòng chống hiểm họa lũ lụt của sông Hoàng Hà . Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền của cho việc gia cố và nâng cao những đoạn đê dài nghìn dặm bên bai bờ sông , hoạt định một số vùng thoát lũ ở những nơi đất trũng . Trường kỳ kiên trì chống sói mòn ở vùng trung du và đã thu được hiệu quả rõ rệt . Trong 50 năm qua , sông Hoàng Hà tuy nhiều lần xảy ra lũ lớn , nhưng chưa bao giờ xảy ra thảm hoạ lũ lụt vỡ đê và đổi dòng , đây là một minh chứng sống động .
Việc khai thác nguồn thủy năng của sông Hoàng Hà được cả thế giới quan tâm . Vùng trung và thượng du sông Hoàng Hà dài hơn 4600 km , nguồn thủy năng dồi dào . Đặc biệt là đoạn sông dài hơn 1000 km từ Thanh Đồng Hiệp ở Ninh Ha đến Long Dương Hiệp ở tỉnh Thanh Hải , lượng nước ở đây chiếm trên một phần ba lượng nước quanh năm của sông Hoàng Hà , độ chênh lệch cao tới hơn 1300 mét , nguồn thủy năng trên 13 triệu ki-lô-oát , chiếm trên một nửa nguồn thủy năng của sông Hoàng Hà , là nơi lý tưởng cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện bậc thang .
Trên đoạn sông dài 335 km từ Lan Châu đến Long Dương Hiệp , nguồn thủy năng có mật độ càng cao hơn . Hai nhà máy thủy điện Long Dương Hiệp và Lưu Gia Hiệp có đập cao đều vượt quá 100 mét , dung lượng nước hồ lần lượt đạt tới 26,8 tỷ mét khối và 5,7 tỷ mét khối . Ngoài ra đoạn sông này còn có các nhà máy thủy điện khác như Bát Bàn Hiệp , Diêm Qua Hiệp v,v với tổng công suất máy 3 triệu 100 nghìn ki-lô-oát .
Từ Lan Châu trở xuống có các công trình đầu mối thủy lợi cỡ lớn như Thanh Đồng Hiệp , Tam Thịnh Công , Thiên Kiều , Tam Môn Hiệp v,v , trong đó Tam Môn Hiệp ở gần thành phố Tam Môn Hiệp tỉnh Hà Nam là công trình thủy lợi cỡ lớn đầu tiên được xây dựng trên sông Hoàng Hà của Trung Quốc năm 1957 . Mục đích chính của việc xây dựng công trình này là để khống chế nước lũ của vùng thượng và trung du sông Hoàng Hà , giảm nhẹ nạn lũ lụt cho vùng hạ du . Do tính toán thiếu kỹ càng trong vấn đề bùn cát của sông Hoàng Hà , nên sau khi xây xong lòng hồ bị ứ đọng nghiêm trọng , buộc phải nhiều lần tiến hành cải tạo . Công trình đầu mối thủy lợi Tam Môn Hiệp sau cải tạo đã có thể vừa phát điện lại có thể thoát lũ và thoát cát , đảm bảo cho công trình có thể hoạt động lâu dài . Công trình Tam Môn Hiệp cải tạo thành công đã cung cấp những kinh nghiệm qúi báu cho việc xây dựng các công trình thủy lợi cỡ lớn trên những đoạn sông có hàm lượng bùn cát lớn .
Để cải tạo hơn nữa đối với sông Hoàng Hà , năm 1994 , Trung Quốc đã chính thức khởi công xây dựng hồ nước lớn có sức chứa 5 tỷ mét khối ở Tiểu Lang Để tỉnh Hà Nam trước khi con sông Hoàng Hà chảy vào đông bằng Hoa bắc . Sau khi hồ Tiểu Lang Để hoàn thanh sẽ cùng với hồ Tam Môn Hiệp nâng cao rất lớn khả năng phòng lũ của vùng trung và hạ du sông Hoàng Hà , đưa khả năng phòng lũ từ 60 năm gặp một lần lên tới hàng nghìn năm mới gặp một lần , đồng thời giành được thời gian cho việc cải tạo các con sông vùng hạ du , tạo điều kiện tốt cho việc chống sói mòn ở cao nguyên Hoàng thổ .
|