Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2003-12-18 14:30:25    
Khu vực hoa bắc 2:Cao nguyên hoàng thổ

cri
Xét về địa hình , vùng Hoa Bắc được cấu thành bởi đồng bằng Hoa Bắc và cao nguyên hoàng thổ . Một ở phía Tây , một ở phía đông được chia cắt bởi một loạt những dãy núi như Thái Hành Sơn v,v , thuộc bậc thang cấp hai và cấp một trong số ba bậc thang địa hình ở Trung Quốc . Về mặt địa hình hai vùng này có mối quan hệ cộng sinh , các vật chất như đất vàng v,v tích tụ trên cao nguyên Hoàng thổ đã cùng cấp vật liệu phong phú cho việc hình thành đồng bằng Hoa Bắc , các con sông lớn nhỏ như Hoàng Hà v,v lại là những băng tải vận chuyển những vật liệu này . Có thể nói không có cao nguyên Hoàng thổ thì không thể có đồng bằng Hoa Bắc ngày nay .

Cao nguyên hoàng thổ của Trung Quốc có một không hai trên thế giới , rộng hơn 300 nghìn km vuông ; độ dày của tầng đất vàng cũng khá lớn , dày nhất lên tới 1-200 mét . Đất ở đây có màu vàng sám và sốp . Qua sự xâm thực trường kỳ của mưa gió đã hình thành địa mạo độc đáo trên thế giới . Địa mạo có thể chia thành các hình dạng như mặt bàn , rãnh xà , đinh v,v . Mặt bàn là bề mặt nguyên thủy của Cao nguyên Hoàng thổ , bằng phẳng , làng xóm đông đúc . Hiện nay trên cao nguyên hoàng thổ đã rất khó tìm thấy dạng mặt bàn có diện tích lớn nữa . Rãnh xà nằm ở hai bên ke suối , sau khi bị chia cắt hơn nữa sẽ trở thành những ngọn đồi dựng đứng trông như những chiến đinh . Bởi vậy có người ví địa mạo của Cao nguyên Hoàng thổ là “ thế giới được thần gió nặn ra” . Về sự hình thành của đất vàng , đến nay vẫn còn đang bàn cãi . Nhưng cách nói tương đối lưu hành là đất vàng trên Cao nguyên Hoàng thổ là do gió Tây Bắc thổi từ vùng sa mạc Trung Á tới đây dần dần tích tụ lên qua bao đời xa xưa . Tất nhiên thời gian hình thành Cao nguyên Hoàng thổ là rất lâu dài . Theo dự đoán của các nhà khoa học thì ít nhất cách đây chừng vài trăm nghìn năm .

Môi trường nguyên thủy của Cao nguyên Hoàng thổ là rừng thảo nguyên , cỏ cây xanh tốt , những vùng đất trũng là những cánh rừng nhỏ . Trải qua sự hoạt động của con người trong hàng nghìn năm , chăn nuôi , khai khẩn ... đã khiến đồng cỏ nguyên thủy bị phá hoại , những cánh rừng cũng biến mất , cộng thêm sự xâm thực bạc bẽo của gió , mưa , khiến trên cao nguyên hình thành những đường rãnh lớn nhỏ chằng chịt . Tư trên máy bay trông cao nguyên hoàng thổ chẳng khác nào như một bức tranh kỳ diệu với những cành cây lớn nhỏ chằng chịt khắc trên nền đất .

Trong đất vàng có hàm lượng các-bô-nát Can-xi phong phú , khi khô rất cứng , nhưng một khi gặp nước sẽ mềm nhuyễn , lầy lội và bị cuốn trôi theo dòng nước . Đây chính là nguyên nhân căn bản tại sao nguyên hoàng thổ lại là khu vực bị sói mòn nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc . Đất vàng bị xâm thực sản sinh ra rất nhiều bùn cát , khiến dòng sông Hoàng Hà chảy qua đây trở thành con sông có hàm lượng bùn cát lớn nhất trên thế giới . Sông Hoàng Hà mỗi năm mang theo tới hơn 1 tỷ 600 triệu tấn bùn cát tới vùng hạ du .

Trên Cao nguyên Hoàng thổ có rất nhiều sông ngòi , ngoài sông Hoàng Hà ra còn có các con sông chi nhánh như Sông Vị, sông Kinh sông Phần, sông Tốc, sông Diên v,v . Lưu vực của những con sông này hình thành các thung lũng , chẳng hạn như thung lũng sông Phần và thung lũng sông Vị có điều kiện thủy lợi khá tốt , nổi tiếng về sản xuất lúa mì và bông , là khu vực trù phú nhất trên Cao nguyên Hoàng thổ .