Trong lịch sử TQ , khu vực Đông Bắc trước đây luôn là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số , được khai thác khá muộn so với nội địa . Triều Nhà Minh 1368-1644, để chống đỡ sự xâm nhập của các dân tộc thiểu số , Nhà Minh đã tăng cường phòng thủ dọc theo dãy Trường Thành từ Sơn Hải Quan đến Gia Dụ Quan , hạn chế nhân dân vùng nội địa ở Trung Nguyên ra khỏi Sơn Hải Quan đến vùng Đông Bắc khai khẩn , định cư . Mãi cho đến giữa và cuối triều Nhà Thanh thế kỷ 18 mới có một số đông cư dân nội địa đến vùng Đông Bắc dưới sự khuyến khích của Nhà Thanh . Mặc dù vậy nhưng cả một nửa phía Bắc của vùng này vẫn vắng bóng người , đất hoang bạt ngàn .
Đến đầu thế kỷ này , khu vực Đông Bắc bước vào cao trào khai thác , ngành công nghiệp cận đại được xây dựng và phát triển . Cùng với việc xây dựng đường sắt Đông Bắc và sự phát triển của các ngành lâm nghiệp , khai khoáng , một số đông di dân đã tới đây , mật độ dân số tăng dần lên . Trong thập niên 50 , Nhà nước đầu tư trọng điểm khai thác vùng đồng bằng phía Bắc của khu vực Đông Bắc , thành lập nhiều nông trường cơ giới hóa cỡ lớn tại đây .
So với các tỉnh khác trong nội địa thì mật độ dân số của tỉnh Liêu Ninh thuộc loại cao , tỉnh Hắc Long Giang thuộc loại thấp , tỉnh Cát Lâm thuộc loại trung bình . Trong số 100 triệu cư dân ở khu vực Đông Bắc , dân tộc Hán chiến trên 90 % , ngoài ra còn có các dân tộc Mãn , Mông Cổ , Triều Tiên , Ta Hua , Ngơ Lun Xun , Hồi v,v .
Phong tục tập quán của đồng bào vùng Đông Bắc có liên quan mật thiết với môi trường thiên nhiên ở địa phương . Người Đông Bắc có tính cách hào phóng , cởi mở do trường kỳ sinh sống trong môi trường người thưa hẻo lánh , đất đai phì nhiêu . Khí hậu ở vùng này giá rét , nhà ở truyền thống thường là thấp , tường dày , có tính giữ nhiệt tốt ; Cư dân phần lớn là nằm ngay trên sàn xây bằng gạch dưới có đun lửa và thích uống rượu mạnh , ăn thịt mỡ . Thành phần cư dân ở đây đến từ các nơi trong cả nước , bởi vậy vẫn còn giữ được không ít phong tục tập quán của địa phương trong các ngày lễ , ngày tết và cưới xin .
Đông Bắc là khu vực có nền công nghiệp cận đại phát triển khá sớm ở TQ . Tại các thành phố lớn và vừa như Thẩm Dương , Trường Xuân , Cáp Nhĩ Tân ...tầng lớp công nhân chiếm tỷ lệ khá lớn . Do tác động của ngành công nghiệp cận đại , nên tố chất văn hóa của cư dân ở đây khá cao , đặc biệt là sau thập niên 50 , một số mỏ lớn nhanh chóng được xây dựng lên , rất nhiều cư dân địa phương có việc làm và trở thành công nhân công nghiệp có văn hoá và kỹ thuật thế hệ mới .
|